“Từ tháng 6 trở đi, khi Chính phủ thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11, tiền tệ bị thắt chặt, ngân sách bị cắt giảm... chắc chắn áp lực về lạm phát tiền tệ sẽ giảm căn bản” - nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong trong cuộc trao đổi với PV.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của cả nước vừa được Tổng Cục Thống kê công bố với mức tăng cao kỷ lục kể từ tháng 5/2008, là 3,32%. Với mức tăng này, tình hình lạm phát của cả nước chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm đã ở mức 9,64%. Trong khi đó, kế hoạch kiềm chế lạm phát năm 2011 được Quốc hội đề ra ở mức 7%.
Trao đổi với Tamnhin.net, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, mức tăng của CPI trong tháng 4 cao nhất đã nằm trong dự báo, và Chính phủ cũng biết được điều đó. Không phải vô cớ mà Chính phủ ra Nghị quyết 11, đây là Nghị quyết khảng định kiềm chế lạm phát là số một. Trong đó đã hàm thông điệp năm nay lạm phát rất cao.
Việc điều chỉnh tỷ giá, giá điện, giá than... tất cả những yếu tố này cũng được dự liệu tác động tới chỉ số CPI. Do vậy, việc lạm phát cao tháng 4 không có gì là đột ngột, có chăng cũng là mức tăng cao hơn so với dự tính của giới chuyên môn.
TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, CPI trong tháng 4 nhiều khả năng sẽ là tháng cao nhất của năm nay, tháng 5 vẫn sẽ tiếp tục như vậy, bởi dư chấn và cộng hưởng của việc tăng lương. Từ tháng 6 trở đi, khi Chính phủ thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11, tiền tệ bị thắt chặt, ngân sách bị cắt giảm... chắc chắn áp lực về lạm phát tiền tệ sẽ giảm căn bản.
Giải thích về nguyên nhân, ông Phong cho rằng, Nghị quyết 11 từ tháng 2 đã bộc lỗ độ trễ về thời gian của chính sách. Cắt được quá khứ, lạm phát tiền tệ sẽ giảm xuống, tổng cầu giảm xuống. Thứ 2, cùng với các chính sách tích cực về bình ổn giá thiết yếu, bảo đảm cân đối hàng...sẽ giảm áp lực lạm phát. Thứ 3, lúc đó sức chịu đựng, lý do tăng cũng đã giảm căn bản.
Theo kinh nghiệm, chỉ số CPI hàng năm giảm từ tháng 3, nhưng riêng năm nay, đến tháng 6 mới giảm. Đây là đặc trưng của năm nay và cũng đã được cảnh báo. Năm nay sức ép lên lạm phát hội tụ rất nhiều lý do, nhất là lý do điều chính giá nguyên liệu đầu vào rất khó kiểm soát.
“Ngay hồi đầu năm, chúng tôi đã đưa ra dự báo chỉ số CPI năm nay không thể là 7%. Năm nay cũng sẽ khó khăn hơn, bởi hội tụ nhiều yếu tố gây lạm phát” – chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, tuy nhiên, năm nay cũng có thuận lợi rất lớn là Chính phủ nhận ra vai trò của đầu tư công, của mở rộng tín dụng để thắt chặt, coi đó như biện pháp chủ yếu. Tôi cho rằng, đây là điểm thành công nhất về nhận thức cũng như về quyết sách của Chính phủ. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết 11. Bên cạnh đó, năm nay chúng ta không đặt mục tiêu tăng trưởng là số một mà coi kiềm chế lạm phát mới là mục tiêu số một. Từ những biện pháp trên, nếu được thực hiện tốt sẽ giúp giảm thiểu lạm phát tiền tệ.
(Tamnhin)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com