Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư Tây Ban Nha chuyển hướng đến Việt Nam

Tham tán thương mại và kinh tế Tây Ban Nha tại Việt Nam, ông Alberto Cerdán (phải) tại buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp Tây Ban Nha và Việt Nam tại TPHCM tối ngày 27-9 - Ảnh: Mộng Bình

Các doanh nghiệp Tây Ban Nha đang dần thay đổi kế hoạch cho thị trường Việt Nam, từ việc chỉ chú trọng đến xuất khẩu các sản phẩm vào thị trường này sang tìm cơ hội tăng đầu tư vào Việt Nam.

Ông Alberto Cerdán, Tham tán thương mại và kinh tế của Tây Ban Nha tại Việt Nam, chia sẻ với PV về lý do vì sao các doanh nghiệp Tây Ban Nha tập trung hơn vào việc đầu tư các dự án ở Việt Nam.

Thưa ông, phải chăng đang có sự chuyển hướng của các doanh nghiệp Tây Ban Nha đầu tư vào các dự án ở Việt Nam, thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng?

- Tháng 11 tới, chúng tôi sẽ tổ chức một diễn đàn đầu tư tại TPHCM, quy tụ 30 doanh nghiệp đến từ đất nước chúng tôi. Tất cả các doanh nghiệp này đang muốn tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam bằng cách mở công ty hay nhà máy sản xuất tại thị trường này.

Nhiều công ty trong số 30 công ty này đã có nhà máy tại Trung Quốc, và muốn mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh về giá, cũng như mở rộng sự hiện diện của họ tại châu Á. Thị trường châu Âu ngày càng trở nên khó khăn, cạnh tranh hơn và do vậy việc có được các sản phẩm có giá cả cạnh tranh là một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp của Tây Ban Nha.

Vậy là các doanh nghiệp Tây Ban Nha muốn dùng Việt Nam làm nơi để sản xuất hàng hóa cho thị trường châu Âu?

- Họ sản xuất hàng hóa cho thị trường châu Âu và cả thị trường châu Á nữa. Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ muốn sản xuất sản phẩm như giầy dép, quần áo tại Việt Nam chỉ để bán cho thị trường châu Âu, Mỹ mà đã bắt đầu nghĩ đến việc tìm cơ hội để biến thị trường này thành nơi tiêu thụ hàng hóa. Theo tôi bằng cách này, các doanh nghiệp Tây Ban Nha sẽ có được vị thế tốt hơn tại Việt Nam và các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều công ty muốn đưa dây chuyền sản xuát sang thị trường mà họ có thể sản xuất được các sản phẩm có giá cả cạnh tranh. Nhiều công ty Tây Ban Nha đã nhận thấy cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nhưng chắc họ cũng chưa thể triển khai đầu tư các dự án nhanh được vì cần thời gian để tìm hiểu kỹ thị trường, mở văn phòng và tìm kiến đối tác trong nước.

Ông Cerdán ước tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Tây Ban Nha đã đầu tư trực tiếp khoảng 25 triệu đô la Mỹ vào 12 dự án tại Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Tây Ban Nha đạt khoảng 650 triệu euro, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009.

Ông Cerdán cho biết thêm trong năm 2010, sẽ có 14 đoàn doanh nghiệp Tây Ban Nha đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư và đối tác.

Ông có thể cho biết ngoài các công ty sản xuất quần áo, giầy dép, các công ty Tây Ban Nha nào mong muốn đầu tư vào Việt Nam?

- Chắc chắn dệt may, giầy dép và thủy sản vẫn là các ngành hấp dẫn các nhà đầu tư Tây Ban Nha. Ngoài ra, thị trường này cũng sẽ thu hút được các công ty Tây Ban Nha muốn đầu tư vào ngành hậu cần (logistics), sản xuất các sản phẩm xây dựng như gạch ốp lát, các dụng cụ nhà bếp và hương liệu thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp và dược phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ đến tham dự diễn đàn đầu tư do chúng tôi tổ chức vào tháng 11 tới.

Các doanh nghiệp Tây Ban Nha có quan tâm nhiều vào việc đầu tư dự án trong lĩnh lực phát triển cơ hở hạ tầng tại Việt Nam hay không?

- Các doanh nghiệp Tây Ban Nha đang nhìn thấy nhiều cơ hội từ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng khó khăn hiện nay của họ là tìm đủ nguồn vốn cho các dự án loại này trong bối cảnh các nguồn vốn từ phía Việt Nam, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) còn hạn chế và hợp tác đầu tư theo hình thức giữa nhà nước và tư nhân (PPP) cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Các công ty xây dựng lớn của Tây Ban Nha đang có kế hoạch đến Việt Nam nhưng họ cần có thời gian để nghiên cứu thị trường.

Tôi có thể khẳng định các công ty Tây Ban Nha đã và đang tham gia vào lĩnh vực thiết kế và cơ khí của các dự án xây dựng vì họ có thế mạnh trong các lĩnh vực này. Như đã thông tin, Tây Ban Nha đang tham gia tài trợ dự án xây tuyến metro thứ 5 tại TPHCM và công ty Tây Ban Nha là Idom Ingenieria Consultoria S.A và đối tác trong nước sắp thực hiện xong nghiên cứu khả thi cho dự án này. Đây là dự án lớn tại Việt Nam, do chính phủ Tây Ban Nha cam kết tài trợ vốn ODA (500 triệu euro), mà công ty Tây Ban Nha tham gia.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Mộng Bình // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chính sách tiền tệ không ăn khớp
  • Cần xác định tỉnh táo khoản vay
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: Không thể kéo dài bao cấp giá điện,than
  • Giáo dục Việt Nam: cần đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu
  • Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh
  • Đã đến lúc công khai tài sản cá nhân
  • Không cấp thêm vốn cho doanh nghiệp nhà nước
  • "Không có chuyện doanh nghiệp BĐS phá sản vì Nghị định 69"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi