Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”

picture
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng: "Mục tiêu thu hút FDI trong năm 2012 khi được công bố là đã được lường trước tới những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường đầu tư trong và ngoài nước".

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng đã cho biết như vậy khi trao đổi với chúng tôi xung quanh diễn biến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm nay.

Thưa ông, con số 6,4 tỷ USD trong thu hút FDI nửa đầu năm 2012 dường như cho thấy dấu hiệu FDI đang chậm lại và nhiều khả năng sẽ không đạt được mục tiêu 15-16 tỷ USD đề ra?

Mục tiêu thu hút FDI trong năm 2012 khi được công bố là đã được lường trước tới những yếu tố ảnh hưởng từ môi trường đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố bất định, khó dự đoán đã tác động không thuận tới đầu tư của Việt Nam.

Song nếu nói FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng. Vốn FDI đăng ký đang trong xu hướng giảm nhưng Việt Nam đang hướng tới việc nâng cao chất lượng đầu tư vì vậy trong ngắn hạn số lượng sẽ giảm đi, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay thì không thể vừa đòi hỏi cả chất lượng lẫn số lượng. Có thể nói, những số liệu thống kê về FDI trong 6 tháng đầu năm cũng phần nào nằm trong dự tính của chúng ta.

6 tháng đầu năm, vốn đăng ký là khoảng 6,4 tỷ USD và vốn giải ngân là 5,4 tỷ USD. Nếu so với cùng kỳ năm 2011 thì vốn đăng ký và giải ngân lần lượt là 8,83 tỷ USD và 5,3 tỷ USD. Tương tự, so sánh với năm 2010 thì vốn đăng ký đạt 10,5 tỷ USD và giải ngân khoảng 5,4 tỷ USD. Qua việc xem xét số liệu của các năm, vốn giải ngân vẫn liên tục được giữ ổn định qua các năm. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, xét về cơ cấu vốn đầu tư cũng có nhiều tín hiệu khả quan. Năm 2011, công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 64% trong tổng vốn FDI thì năm nay là 65,3%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 35% trong năm 2011 đã giảm nhẹ xuống 34% trong nửa đầu năm 2012, nông nghiệp tăng đôi chút từ mức 0,4% năm 2011 lên 0,9% trong 6 tháng đầu năm 2012.

Điều đáng lưu ý trong thu hút FDI 6 tháng đầu năm là Nhật Bản đã đầu tư 1,2 tỷ USD cho dự án Tokyu ở Bình Dương, chiếm tỷ trọng khá đáng kể trong tổng vốn 6,4 tỷ USD. Cho dù có quan điểm lo ngại về FDI vào lĩnh vực BĐS song điều này thể hiện dấu hiệu tốt vì nhà đầu tư Nhật Bản vốn rất cẩn trọng khi cân nhắc quyết định đầu tư. Nếu loại trừ dự án này thì cơ cấu đầu tư những tháng qua lại càng bền vững hơn khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng rõ rệt.

Báo cáo mới UNCTAD chỉ ra rằng dòng vốn FDI bao gồm cả vốn FDI chất lượng, trong những tháng đầu năm chảy vào Indonesia hay Thái Lan vẫn tăng khoảng 20-30% trong khi Việt Nam lại suy giảm khá mạnh. Suy thoái kinh tế và câu chuyện chất lượng FDI liệu có phải là nguyên nhân khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại không, thưa ông?


Tôi cho rằng vốn FDI chảy vào Thái Lan tăng mạnh thì cũng chưa hẳn chính xác vì qua tiếp xúc với các nhà đầu tư, chúng tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, châu Âu... đang đầu tư tại Thái Lan cũng đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Thái Lan vì lo ngại về tình hình chính trị không ổn định, nền kinh tế vẫn rất khó khăn kể từ sau thảm họa lũ lụt lịch sử...

Nhưng câu chuyện của Indonesia thì khác. FIA cũng đang nghiên cứu về tình hình thu hút FDI của bạn để từ đó cải thiện hơn môi trường đầu tư, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

Với những diễn biến FDI gần đây, ông dự báo thế nào về tình hình thu hút và giải ngân FDI những tháng cuối năm?

Như tôi đã nói, nếu so sánh tháng 6 với tháng 5 thì tình hình vẫn khá ổn định. Tháng 5/2012 vốn FDI đăng ký đầu tư là 5,4 tỷ USD, giải ngân là 4,5 tỷ USD. Đến tháng 6/2012, vốn đăng ký là 6,4 tỷ USD thì giải ngân cũng đạt 5,4 tỷ USD. Tương tự, cơ cấu vốn đầu tư cũng duy trì mức đều như thế.

Với đà này, nếu không có những yếu tố biến động khá lớn, với những biện pháp, giải pháp đang được Chính phủ và các bộ ngành triển khai nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư với các đối tác nước ngoài... thì tôi cho rằng đến cuối năm Việt Nam vẫn duy trì và đạt được mục tiêu đề ra. Giải ngân cả năm 2012 dự kiến sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Cần đảo ngược những gì đã làm sai!
  • Chuyên gia phân tích đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
  • Cần có luật quản lý tập đoàn
  • Cạnh tranh hay độc quyền?
  • Chuyên gia kinh tế “bắt bệnh” và “bốc thuốc” cho Vinashin, Vinalines
  • Chứng khoán và bất động sản "tiếp tay" cho rửa tiền ở Việt Nam
  • Cà phê cuối tuần: “Chính phủ quần quật hơn cả nông dân”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi