Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải tăng cung ứng tiền cho nền kinh tế

Ông Lê Xuân Nghĩa. Nguồn: Internet
TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần tính toán lại toàn bộ điều hành cung ứng tiền từ những tháng đầu năm để điều chỉnh kế hoạch cung ứng tiền, đảm bảo cho nền kinh tế, kể cả khu vực ngân hàng cũng như hệ thống doanh nghiệp, có đầy đủ thanh khoản.
 
Đánh giá của ông về xu hướng lãi suất trong những tháng tới?

Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 8 tháng đầu năm nay là 16,27%; còn tăng cung tiền khoảng 15%, thấp hơn mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đưa ra cho cả năm nay (20%). Tuy nhiên, khảo sát thực tế của chúng tôi cho thấy, tăng cung tiền chủ yếu là do tăng tiền gửi, còn phần tiền tham gia nguồn vốn của NHNN bổ sung cho tăng trưởng GDP lại tương đối chậm.

Mặt khác, số dư tiền gửi năm nay tăng hơn nhiều so với dư nợ cho vay; tín dụng bằng ngoại tệ cũng tăng nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thời gian gần đây, huy động nội tệ tăng tương đối nhanh, trong khi tiền gửi ngoại tệ lại “âm” so với tổng dư nợ cho vay. Lãi suất VND có xu hướng giảm nhẹ, nhưng lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ lại dần tăng trong những ngày gần đây. Vì thế, nhiều khả năng, lãi suất VND sẽ tái tăng và thực tế đã có dấu hiệu nhích lên.

Điều đó có nghĩa là, lãi suất sẽ khó giảm xuống theo chủ trương đưa ra?

Lãi suất thường phụ thuộc vào sự kỳ vọng lạm phát. Trên thực tế, mức kỳ vọng lạm phát của Chính phủ trong năm nay là 7%, nhưng lãi suất ngân hàng áp dụng (cộng cả khuyến mãi) hiện lên đến 12-13%/năm. Các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng, nếu Việt Nam duy trì lãi suất thực ở mức cao thì sẽ nguy hiểm cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, để giảm lãi suất đầu vào trong lúc này không hề dễ.

Một lý do nữa khiến lãi suất chưa thể giảm, theo tôi, đó là sự điều hành cung tiền của NHNN thời gian qua chưa hợp lý, chưa thích hợp với tiến độ giải ngân, cũng như tiến độ mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM). Đáng chú ý là, các quy định mới được đưa ra tại Thông tư 13/TT- NHNN cũng góp phần làm đà giảm lãi suất chững lại.

Nhưng việc đưa ra các quy định mới tại Thông tư 13/TT- NHNN là nhằm “siết” lại tín dụng trong thời gian tới?

Với cách tính của các quy định tại Thông tư 13, thì tỷ lệ dự phòng quá lớn đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, nguồn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đang dần eo hẹp. Vì thế, tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc đưa ra các quyết sách theo quy định của Thông tư 13 là không thích hợp.

Hiện không có quốc gia nào quy định như vậy, ngoại trừ Trung Quốc trong năm trước có đưa ra quy định, ngân hàng chỉ được sử dụng 75% trên tổng vốn huy động về cấp tín dụng cho vay, do tín dụng của Trung Quốc trong năm 2009 quá nóng và năm 2010 sức nóng của thị trường bất động sản Trung Quốc chưa giảm nhiệt. Nếu chúng ta cũng làm như vậy, thì xem ra, mục tiêu giữ an toàn hệ thống và tránh bong bóng tài sản chưa mấy phù hợp với thị trường hiện nay. Quy định về nguồn vốn huy động được cấp tín dụng không quá 80% tại Điều 18 của Thông tư 13 sẽ hạn chế nguồn vốn ngắn hạn cấp cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, nếu nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế không được tính vào tổng huy động vốn được cấp tín dụng, thì để có nguồn vốn dồi dào cấp tín dụng, ngân hàng sẽ thỏa thuận với các tổ chức kinh tế để “biến tướng” nguồn tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn đưa vào nguồn vốn được cấp tín dụng.

Như vậy, tất cả các quy định nói trên sẽ làm “méo mó” các con số thực của thị trường tiền tệ và khó có thể dự đoán được biến động trong tương lai gần. Điều quan trọng là, NHNN cần nhận ra rằng, với ngân hàng yếu kém về thanh khoản, cần có sự can thiệp hoặc đưa ra một chế tài mạnh, chứ không thể bắt tất cả các nhà băng, vì lý do an toàn cho cả hệ thống, mà phải “đeo bình oxy”.

Vậy theo ông, cần bỏ hoặc chỉnh sửa ở điểm nào trong Thông tư 13/TT- NHNN?

Theo tôi, nên bỏ Điều 18 của thông tư này, vì đây là rào cản lớn trong phát triển tín dụng. Nếu không bỏ được, thì nên điều chỉnh định nghĩa “vốn huy động” được cấp tín dụng, vì các quy định đưa ra gần đây đã gây áp lực tăng lãi suất mạnh mẽ hơn và đó chính là vấn đề rất đáng lo ngại.

Để có thể thực hiện được chủ trương giảm lãi suất, kích thích tăng trưởng dư nợ, yếu tố đầu tiên là phải tăng cung ứng tiền. Thậm chí, phải tính toán lại toàn bộ điều hành cung ứng tiền từ những tháng đầu năm để đưa ra một kế hoạch mới điều chỉnh cung ứng tiền đảm bảo cho nền kinh tế, kể cả khu vực ngân hàng cũng như doanh nghiệp, có đầy đủ thanh khoản.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Dự án Khu đô thị mới ngã 5 sân bay Cát Bi: Khởi động lại.. “cỗ xe rùa”!
  • Đề xuất giải pháp giao thông công cộng ở TPHCM đến năm 2020: Xe buýt nhanh BRT
  • Xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM: Cần nhiều chính sách ưu đãi
  • Vì sao Lâm Đồng thu hồi biệt thự đã giao cho HAGL?
  • Tập trung vào phân khúc nhà ở bình dân
  • Tình hình nuôi và xuất khẩu cá tra: Rối như canh hẹ
  • Thu tiền sử dụng đất sát giá thị trường: "Sẽ hướng dẫn thêm"
  • Quy định kiểm soát hàng đông lạnh là theo thông lệ quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi