Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng tiến công với chuyển giá

Chuyển giá để trốn thuế ngày càng trở nên tinh vi. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, mà quan trọng hơn, nó sẽ gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các DN.

Chính vì vậy, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế VN cho biết, cơ quan thuế VN đã và đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tiến công quyết liệt vào hoạt động chuyển giá.

- Thưa bà, điều tra và phát hiện được các DN chuyển giá là việc làm không hề dễ dàng. Sự kết hợp cả nội và ngoại lực lúc này có phải là điều mà ngành thuế đang hướng tới ?

Đúng vậy! Hoạt động chuyển giá đã diễn ra nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc phòng chống và phát hiện gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế, không chỉ VN mà nhiều nước trên thế giới cũng gặp phải khó khăn như chúng ta. Khi nền kinh tế có sự liên thông mạnh mẽ, sự chênh lệch về chính sách thuế và quyền đảm bảo bí mật kinh doanh của DN.... đây mảnh đất màu mỡ cho các DN chuyển giá, trốn thuế.

Muốn điều tra, phát hiện được DN chuyển giá, các cán bộ thuế phải là người có trình độ cao. Hiện Tổng cục Thuế đang phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) để tiến hành hoạt động điều tra với tất cả các DN có dấu hiệu nghi ngờ về chuyển giá. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tuyên chiến với hoạt động chuyển giá và cũng được xem là nước đang làm tốt nhất về lĩnh vực này, hiện nay.

Tuy nhiên, theo tôi được biết, hoạt động điều tra chống chuyển giá của ngành thuế VN sẽ không loại trừ bất kể DN nào, kể cả các DN Nhật Bản đang đầu tư vào VN. Hệ thống pháp luật về thuế của VN luôn khẳng định mọi loại hình DN, bất kể đến từ đâu, khu vực nào đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật về thuế của VN sẽ không thiên vị và nghiêm khắc để bảo đảm sự tôn nghiêm.

- Theo bà, ở VN đang có những dạng chuyển giá phổ biến nào ?

Nói đến chuyển giá là nói đến các DN có mối giao dịch liên kết. Mối liên kết này có thể dưới dạng Cty mẹ - Cty con. Cty này góp vốn vào Cty khác. Và hoạt động chuyển giá thường diễn ra giữa các DN hoạt động trong nước với các DN hoạt động ở nước ngoài. Các DN có thể nâng giá nguyên liệu đầu vào khi nhập vào DN trong nước. DN trong nước sản xuất với giá nguyên liệu đầu vào cao thì lỗ còn lãi thật thì nằm ở nước ngoài (nước có mức thuế thấp). Trường hợp khác, DN bán nguyên liệu hoặc sản phẩm ra nước ngoài dưới giá trị thực. Kết quả là DN trong nước lỗ, còn DN ở nước ngoài thì lãi to.

Một hình thức chuyển giá khác ít “hiệu quả” hơn đối với các DN là chuyển giá giữa các DN trong nước. Chuyển từ vùng ít ưu đãi sang vùng ưu đãi cao hay sản sẻ lợi nhuận giữa các DN. Tuy nhiên, các hình thức này sẽ dễ bị các cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện, đồng thời giá trị trốn thuế không lớn.

Cần lưu ý, các DN có thể khai gian giá trị khi bán sản phẩm trong nước. Đây là hình thức gian lận thuế. Hình thức này cũng đã xảy ra và bị phát hiện ở nhiều nơi, nhiều DN. Cùng là một dạng trốn thuế, gian lận thuế, nhưng không gọi nó là chuyển giá.

- Hiện tại, ngành thuế đã phát hiện và tìm ra những con số cụ thể đối với một số DN chuyển giá. Theo bà, công tác xử lý sẽ được tiến hành ra sao ?

Luật Quản lý Thuế của chúng ta rất nghiêm khắc. Nếu đã điều tra và phát hiện đúng có hiện tượng chuyển giá thì chắc chắn DN sẽ bị xử lý đến cùng. DN bị phát hiện ngoài việc bị truy thu thuế, cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 1 – 3 lần số thuế phải nộp, tuỳ từng mức độ. Ví dụ trường hợp các Cty chè ở Lâm Đồng, các Cty này đã bán với giá chưa đến ½ giá thị trường cho Cty mẹ ở nước ngoài. Hình thức gian lận, chuyển giá này đã khiến các DN sản xuất chè trong nước chỉ vài năm có số lỗ lớn tương đương số vốn đầu tư ban đầu. Đây là một trong những hình thức chuyển giá khá phổ biến hiện nay. Tôi tin rằng, ngành thuế sẽ đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các DN trên.

- Là một chuyên gia trong lĩnh vực thuế, theo bà ngành thuế đang phải đối mặt với những khó khăn nào trong công tác phòng chống chuyển giá ?

Khó khăn của ngành thuế đang phải đối mặt trong mặt trận chống chuyển giá ở cả lĩnh vực quản lý thuế và chống thất thu. 

Công tác điều tra để phát hiện chuyển giá của DN cũng gặp vô vàn khó khăn. Cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khó có thể áp dụng các biện pháp trực tiếp, vì phải đảm bảo quyền tự do và bí mật kinh doanh của DN. Các biện pháp gián tiếp như so sánh, đối chiếu... giá nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra tại các quốc gia có cùng sản phẩm sẽ là những biện pháp chính. Đây là những biện pháp mất nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu thì ngành thuế cũng cần phải làm bằng được, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, chống thất thu cho ngân sách.

- Vậy, còn sự phối hợp các cơ quan trong lĩnh vực chống chuyển gia ra sao, thưa bà ?

Thuế và hải quan là 2 cơ quan cùng trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là điều kiện tốt để 2 cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ trong hoạt động phòng chống chuyển giá. Giá tính thuế của hải quan được chuyển vào cơ quan thuế nội địa. Cơ quan thuế nội địa căn cứ vào các nội dung này làm cơ sở để tính giá nguyên liệu đầu vào, rồi giá thành, cũng như các khoản phát sinh khác.

Bên cạnh đó, để điều tra chống chuyển giá cũng cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng ta phải sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau, nhiều biện pháp khác nhau để so sánh giá đầu vào, đầu ra của mỗi loại sản phẩm cùng loại trên các thị trường khác nhau. Việc đảm bảo bí mật thông tin trong kinh doanh khiến cho hoạt động điều tra này không hề đơn giản. Ví dụ, cùng 1 loại xe Ford, nguyên liệu đầu vào của các nước có tương đồng giá cả không? Giá bán ra thế nào... Chúng ta cần phải điều tra lý do tại sao cùng một loại xe, khi sản xuất ở VN có giá nhân công rẻ hơn mà giá bán vẫn cao nhất thế giới và Cty vẫn lỗ ? Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải bóc tách ra từng mảng giá thành, tìm lại giá trị thực và đòi lại những khoản thuế bị trốn.

- Xin cảm ơn bà!
 
Ông Luis Coronado - Lãnh đạo phụ trách các vấn đề chuyển giá của Ernst & Young Solutions khu vực châu Á - TBD : Cơ chế thỏa thuận giá trước

Cơ chế thoả thuận giá trước (advance pricing agreement) sẽ giúp các DN và cơ quan thuế tránh được những bất đồng về việc xác định giá trong giao dịch giữa các bên liên kết trong tương lai thông qua thoả thuận về giá giao dịch liên kết của DN.

Thoả thuận giá trước, thường có hiệu lực trong 5 năm tài chính, cần quy định rõ các giao dịch được đề cập đến trong thoả thuận, phương pháp xác định giá thị trường, điều khoản về giá trước trong thoả thuận, các điều khoản về hoạt động và thực hiện. Thỏa thuận này cần được chỉnh phù hợp với diễn biến xảy ra trong tương lai, tuân thủ quy định báo cáo hàng năm.

Việc tăng cường kiểm tra để ngăn chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN trong thời gian qua là cần thiết. Tuy nhiên, các cơ quan thuế xem xét áp dụng cơ chế thoả thuận giá trước để có thể tránh được những vấn đề liên quan đến chuyển giá giữa DN và cơ quan thuế.

Việc thảo luận giữa các DN và các cơ quan thuế để đi đến thỏa thuận giá trước thường mất ít thời gian hơn rất nhiều so với thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra về chuyển giá và tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 bên. Các vụ điều tra về chuyển giá có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm, và có thể dài hơn đối với những vụ phức tạp.

Tuy vậy, tại Việt Nam chưa có bất kỳ thỏa thuận giá trước được ký giữa DN và cơ quan thuế do chưa có quy định về thỏa thuận giá trước. Trong một quyết định do Thủ tướng Chính phủ ký vào tháng 5/2011 về cải cách lĩnh vực thuế có đề cập đến việc ban hành các quy định liên quan đến thỏa thuận giá trước.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chống lạm phát phải “chịu đau”
  • “Doanh nghiệp xăng dầu lỗ có thể nghỉ!”
  • “Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”
  • Cà phê cuối tuần: Lãi suất và niềm tin
  • Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Mạnh dạn đương đầu với những phản ứng
  • Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Kẽ hở của các tập đoàn
  • Thu hút đầu tư: Khi tỉnh thành cạnh tranh
  • Dùng nhiều cán bộ chỉ có bằng tại chức là không tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi