Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

7 trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm

Nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người, hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì được sinh con thứ ba.

 
Có gia đình sẽ có 3 con mà vẫn không vi phạm quy định

Đây là 1 trong 7 trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con căn cứ theo Nghị định số 20/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 8/3/2010.

6 trường hợp còn lại sinh con thứ 3 mà không vi phạm:

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 con trở lên;

- Cặp vợ chồng đã có 1 con đẻ, sinh lần thứ 2 mà sinh 2 con trở lên;

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

- Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu đã có 2 con đẻ nhưng 1 hoặc cả 2 con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng mà 1 hoặc 2 người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh 1 hoặc 2 con trong 1 lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa 2 người đã từng có 2 con chung trở lên và hiện đang còn sống;

Kết quả tổng điều tra dân số nước ta năm 2009 cho thấy, dân số Việt Nam hiện có 85.789.573 người; là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia, Philippine) và thứ 13 thế giới.

43% dân số tập trung sinh sống ở Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (là những vùng núi cao điều kiện sống khó khăn và cũng là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số), chỉ chiếm gần 19% dân số cả nước (tỷ lệ 1/5).

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng 1 lần sinh.

Phát triển dân số bền vững

Quy định trên của Chính phủ đã thể hiện sâu sắc việc chính sách xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu mang lại cuộc sống ổn định cho mọi gia đình và sâu xa hơn là có tính tới sự bền vững dân số.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân).

Bộ Y tế cũng ban hành danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng được vận dụng quy định trên.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, công tác dân số hiện nay đang trở nên cấp bách bởi tỷ lệ sinh tăng. Kết quả thực hiện hai biện pháp chính để giảm sinh là triệt sản và đặt vòng đạt thấp và tiếp tục giảm. Bên cạnh đó sự chênh lệch giới tính đã đến mức báo động. Nếu tỷ suất giới tính khi sinh vẫn giữ ở mức 112 bé trai trên 100  bé gái  như hiện nay thì đến năm 2030 ước tính chúng ta có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ.

Hiện nay, ở nhiều địa phương tỷ lệ sinh tăng dẫn đến đói nghèo, sụt giảm kinh tế gia đình. Nhiều nơi số lượng trường học, bệnh viện không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Một lớp học có khi có tới 70 em theo học. Con số này cho thấy tác hại của việc tăng dân số quá mức cho phép.

(Theo Mai Hương // Tin Chính phủ // Nghị định số 22/2010/NĐ-CP)

  • Biên chế công chức phải căn cứ vào tính chất, vị trí việc làm
  • Thu hút vốn đầu tư xã hội cho đường vành đai TP. Hồ Chí Minh
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Philippines
  • Phát triển dịch vụ giai đoạn 2010-2015: Phấn đấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân từ 14-15%/năm
  • Công điện của Thủ tướng: Cấp bách chống cháy rừng ở 23 địa phương
  • Đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
  • Bảo đảm khả năng kiểm soát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô
  • Chính phủ chỉ đạo rốt ráo kiểm soát lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi