Quyết định về chuẩn nghèo mới vừa được Chính phủ chính thức thông qua và có hiệu lực từ năm 2011 đến năm 2015. Như vậy, chuẩn nghèo mới cho khu vực nông thôn là 400.000 đồng/người/tháng và 500.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Trao đổi qua điện thoại với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Ngô Trường Thi, Phó cục trưởng Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết chuẩn nghèo của 5 năm tới sẽ dùng các mức trên làm cơ sở; sau đó, qua mỗi năm, con số này sẽ được cộng thêm chỉ số giá tiêu dùng để không bị thụt lùi so với giá cả sinh hoạt thường tăng theo từng năm Trong năm 2011, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng xây dựng bộ chính sách mới áp dụng cho người nghèo để thực hiện việc giảm nghèo bền vững hơn, và người người nghèo cũng được thụ hưởng các chính sách tốt hơn. Theo ông Thi, sở dĩ có những thay đổi trên là do một số chính sách và biện pháp hỗ trợ cho hộ nghèo vẫn chưa phù hợp, chưa tạo động lực cho người nghèo vươn lên. Bên cạnh nhiều hộ nghèo chịu khó, chí thú làm ăn, tận dụng cơ hội thoát nghèo, vẫn còn một số hộ thụ động, ỷ lại và trông chờ các chính sách của nhà nước. Nhiều người nghèo có suy nghĩ không muốn thoát nghèo vì sợ không còn được hưởng các chế độ. Sau khi có quyết định nâng chuẩn nghèo của cả nước, Hà Nội cũng chính thức áp dụng chuẩn nghèo mới từ năm nay, cụ thể là mức 550.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn và 750.000 đồng/người/tháng cho khu vực thành thị. Trong khi đó, tại TPHCM, chuẩn nghèo đã thay đổi từ năm 2009 và sẽ áp dụng cho đến năm 2015, với mức 1 triệu đồng/người/tháng cho cả khu vực nông thôn và thành thị.Một gia đình nghèo ở quận 2, TPHCM. Ảnh: Lê Toàn.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com