Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bước đầu thí điểm xây dựng quy hoạch nhân lực địa phương

 Ba địa phương Bắc Ninh, Đà Nẵng và Hậu Giang vừa báo cáo bước đầu về Quy hoạch phát triển nhân lực địa phương giai đoạn 2011-2020.

Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các cơ quan: Bộ  Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước đã họp trực tuyến với lãnh đạo các địa phương Bắc Ninh, Đà Nẵng và Hậu Giang để nghe dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020.

Đây là ba địa phương được Chính phủ chọn làm thí điểm trong Đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

Báo cáo của tỉnh Bắc Ninh đã nêu rõ những khó khăn của địa phương trong vấn đề nhân lực. Trên 85% nhân lực của tỉnh tập trung ở khu vực nông thôn, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật có sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động mất cân đối. Năng suất lao động thấp, kỷ luật lao động còn hạn chế, phải có thời gian khá dài để thay đổi tác phong này.

Số lao động có việc làm tuy có tăng lên nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu không bền vững. Nhu cầu việc làm đối với lực lượng lao động trẻ ở địa phương đang rất bức xúc, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở độ tuổi 15 đến 24 còn cao, trong khi tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn quá thấp so với tỷ lệ chung của cả nước.

Trong khi đó, Đà Nẵng được coi là thành phố động lực của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Với dân số 890.490 người năm 2009, quy mô nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố tăng đã từ 481 nghìn người/năm ( 2005) lên 613,7 nghìn người (năm 2009), bình quân mỗi năm tăng 6,3%.

Nhân lực của thành phố được đánh giá là trẻ, lao động dưới 35 tuổi chiếm 41,8% (năm 2007), phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị (chiếm 87,62%). Cơ cấu này được đánh giá là khá lý tưởng, phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh của thành phố trong 5 năm tới.

Các tỉnh, thành phố kiến nghị cần xác định rõ hơn một số vấn đề thuộc nội dung Quy hoạch. Chẳng hạn, cơ sở nào để xác định là lao động đã qua đào tạo, chính sách như thế nào để khuyến khích đầu tư những ngành nghề thu hút nhiều lao động qua đào tạo…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá đây là Đề án lớn, có chiến lược phát triển dài hạn, phạm vi điều chỉnh rộng, vì vậy các địa phương cần căn cứ đặc thù của mình, gắn với định hướng phát triển của toàn vùng để chuẩn bị chi tiết dự thảo Quy hoạch.

Phó Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với TP. Đà Nẵng, với lợi thế là trung tâm của khu vực miền Trung, Phó Thủ tướng đề nghị  cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bám sát yêu cầu phát triển nhanh của Đà Nẵng. Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ lao động cho mình, Đà Nãng phải có trách nhiệm cung ứng nguồn lao động cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.

Riêng tỉnh Hậu Giang, do chưa chuẩn bị được dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực, Phó Thủ tướng gợi ý nên chi tiết hóa về đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế, đồng thời giao tỉnh hoàn thành công việc này trước 30/9/2010, gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý hoàn thiện dự thảo.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi