Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cam kết đẩy mạnh mô hình “một Liên hợp quốc tại Việt Nam”

Hội nghị quốc tế cấp cao về “Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc: bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai” vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
 
Tại hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình trong việc tích cực, chủ động tiến hành thí điểm mô hình “một Liên hợp quốc tại Việt Nam” trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc (DaO).

Sáng kiến quan trọng trên được khởi xướng vào năm 2007. Theo đó, 8 nước tham gia gồm Albania, Cape Verde, Mozambique, Pakistan, Rwanda, Tanzania, Uruguay và Việt Nam, đã đồng ý thí điểm thực hiện Sáng kiến DaO, nhằm tăng cường tính gắn kết, hiệu quả và hiệu suất của Liên hợp quốc tại cấp quốc gia. Trong đó, các quốc gia thí điểm lần đầu tiên thực hiện việc thay đổi và làm rõ hiệu quả của việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại cùng quốc gia.

Bà Asha Rose Migiro, Phó tổng thư ký Liên hợp quốc ghi nhận, các nước thí điểm Sáng kiến đã đi đầu trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia. Nhiều bài học thành công cần được thể chế hóa để đảm bảo tính bền vững của những thay đổi này.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, để tiếp tục triển khai thành công Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, các nước thí điểm cần tiếp tục đi đầu trong việc triển khai Sáng kiến, tăng cường tính làm chủ và vai trò lãnh đạo của Chính phủ, tổng kết những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tại các nước thí điểm để chia sẻ rộng rãi với các nước, tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia.

Thành công lớn nhất của hội nghị này là đã đưa ra Tuyên bố Hà Nội nhằm làm rõ định hướng của Sáng kiến DaO. Tuyên bố Hà Nội tái khẳng định, cách thức hoạt động trước đây của Liên hợp quốc không còn phù hợp và kêu gọi Liên hợp quốc thể chế hóa hệ thống quản lý và tổ chức hoạt động, để có khả năng nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Liên hợp quốc tại các nước. Tuyên bố cũng kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp gói tài trợ lâu dài cho các nước để phương thức “thống nhất hành động” được thực hiện tốt ở các nước thí điểm và có thể áp dụng ở các nước thành viên của Liên hợp quốc.

“Hội nghị là kết quả của tinh thần phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, Liên hợp quốc và cộng đồng các nhà tài trợ”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá và cho biết, thành công của Hội nghị sẽ góp phần vào các nỗ lực nhằm tăng cường sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của Liên hợp quốc theo tinh thần các nghị quyết của Đại hội đồng về thống nhất trên toàn hệ thống.

“Kết quả của hội nghị này sẽ là nguồn thông tin có ý nghĩa cho Đánh giá độc lập về Thống nhất hành động dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2011. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và cam kết sẽ làm hết sức mình để đưa các kết quả của Hội nghị vào thực tế quan hệ hợp tác với hệ thống Liên hợp quốc, góp phần vào công cuộc cải cách của Liên hợp quốc”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ Sáng kiến này, cung cấp tài chính ổn định cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc cũng như trên cơ sở song phương. “Chính phủ Việt Nam trân trọng từng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và luôn làm hết sức mình để những hỗ trợ đó được sử dụng hiệu quả nhất phục vụ quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vì vậy, chúng tôi đã chủ động, tích cực tiến hành thí điểm mô hình “một Liên hợp quốc tại Việt Nam” trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, phù hợp với yêu cầu và lợi ích quốc gia và nguyên tắc hợp tác, đối tác phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của Liên hợp quốc xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả và ngày càng mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện. Đặc biệt, vai trò làm chủ của Chính phủ qua việc thực hiện Sáng kiến này ngày càng được nâng cao, đảm bảo tiếng nói quyết định của Chính phủ trong quá trình hợp tác với các tổ chức của Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Sáng kiến còn là đóng góp của Việt Nam, cũng như các quốc gia thí điểm khác, đối với quá trình cải tổ Liên hợp quốc và triển khai các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường thống nhất toàn hệ thống và về các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc. “Việt Nam đánh giá rất cao sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ to lớn hơn nữa của các tổ chức của Liên hợp quốc, cộng đồng các nhà tài trợ và bạn bè quốc tế”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

(Theo Thanh Tùng // Báo đầu tư)

  • Trong tháng 7 trình Thủ tướng Đề án chiến lược đàm phán FTA
  • Tính đến biến đổi khí hậu khi nâng cấp đê biển
  • Chỉ đạo thu mua lúa dự trữ
  • Sớm triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cả nước
  • Hơn 100 tỷ đồng phòng chống và khắc phục hậu quả hạn hán
  • Thủ tướng đồng ý xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội
  • Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Pháp quy hạt nhân LB Nga
  • Tiếp tục thực hiện thắng lợi Đề án 30
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi