Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cắt giảm đầu tư công: Tự xẻo thì… đau!

"Tái cấu trúc đầu tư" là cụm từ được nhắc đi nhắc lại tại nghị trường Quốc hội suốt mấy ngày qua. Vấn đề là nói thì rất dễ, nhưng làm thật khó khăn, thậm chí đau đớn.

Trong các phiên thảo luận sôi nổi của Quốc hội hồi cuối tuần qua về tình hình kinh tế xã hội, "tái cấu trúc đầu tư" là một trong những cụm từ có tần suất xuất hiện rất cao. Rất nhiều nhà lập pháp đã không chỉ "nhìn thấy" mà đang "cảm thấy" và đưa ra những phát biểu mạnh mẽ, quyết liệt về yêu cầu phải thay đổi cung cách "rót thêm dầu, tăng thêm ga cho những cỗ máy rệu rã" là những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Trước phiên thảo luận, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng gửi đến các đại biểu Quốc hội một bản kiến nghị, tập hợp các ý kiến từ một cuộc hội thảo do ủy ban tổ chức về tình hình kinh tế vĩ mô. Bản kiến nghị có cùng quan điểm với đại biểu Quốc hội về khu vực doanh nghiệp nhà nước, như bãi bỏ nhiều ưu đãi, đặc quyền, kiên quyết không khoanh nợ, giãn nợ, chấm dứt kinh doanh tay trái… 

Theo đó, các đại diện tham dự hội thảo cho rằng, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại nhiều vấn đề, có thể tác động xấu đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Đơn cử, nếu trừ đi dầu thô, than và khoáng sản thì doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo ra khoảng 15%-20% tổng trị giá xuất khẩu, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu lại khá lớn, góp phần đáng kể gây thâm hụt cán cân vãng lai của nền kinh tế.

Để tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, việc đầu tiên là phải thay đổi quan điểm về vai trò then chốt của khu vực này; đẩy nhanh quá trình tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước của các bộ, UBND cấp tỉnh; xóa bỏ những ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước về tiếp cận các nguồn tín dụng, quyền kinh doanh, tài nguyên thiên nhiên, đất đai… Tất cả đã được chỉ rõ với đầy đủ lý luận và rất dễ thống nhất, nhưng thực hiện cụ thể thì lại không dễ dàng chút nào, vì "tự xẻo mình thì… đau" - như cách nói của đại biểu Dương Trung Quốc.

Đơn cử một chủ trương ngắn hạn hơn và đang được thực hiện quyết liệt hơn nhiều là siết chặt đầu tư công để giảm bội chi, giảm nợ công, đẩy lùi lạm phát.

"Trong 500 đại biểu QH, có ai dám đứng lên nhận ngành mình, địa phương mình đầu tư dàn trải, tự xin rút không"?

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, các bộ, ngành và địa phương đã gửi danh mục dự án đầu tư công trong năm 2012 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tổng số tiền quy đổi lên tới 300 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện tại chỉ vào khoảng 105 tỷ USD. Điều này cũng có nghĩa là nếu không đi vay đi mượn, cả nước ta sẽ phải dành dụm 3 năm mà không chi tiêu một đồng nào mới đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư riêng cho năm 2012! Trên thực tế, trong 6 tháng đầu năm 2011 đã có thêm 6.731 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được khởi công, tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái.

Không rõ các bộ ngành, địa phương đã quán triệt tinh thần cắt giảm đầu tư công như thế nào khi xây dựng danh mục đầu tư của ngành mình, địa phương mình? Ngay trong các phát biểu của mình, nhiều đại biểu Quốc hội vừa chỉ trích tình trạng đầu tư công thiếu hiệu quả, vừa đề nghị bổ sung vốn cho ngành A, địa phương B! Là vai giám sát viên mà còn khó xử như thế, huống hồ trong vai điều hành cụ thể. Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải đặt câu hỏi: "Chúng ta ai cũng phàn nàn đầu tư dàn trải, nhưng trong 500 đại biểu Quốc hội, có ai dám đứng lên nhận ngành mình, địa phương mình đầu tư dàn trải, tự xin rút không"?

Rõ ràng là, ngay cả khi quyết tâm chính trị đã có thì việc triển khai chủ trương này trên thực tế cũng không hề đơn giản.

Doanh nhân

  • Lỗ của DNNN cao gấp 12 lần doanh nghiệp khác
  • Bộ Tài chính: Chưa thể giảm giá xăng, dầu
  • Kinh tế 10 tháng: Doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh
  • Nhịn ăn để... đầu tư công?
  • Ủy ban Tư pháp “đòi” địa chỉ chống tham nhũng chưa tốt
  • Báo cáo kết quả kiểm toán nhà máy Lọc dầu Dung Quất
  • Lương công chức tối đa có thể trên 12 triệu đồng/tháng
  • Chính phủ: Đất lúa mất không dễ lấy lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi