Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ báo cáo Quốc hội: 16 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ra nước ngoài gần 4 tỷ USD

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2009/NQ-QH12 ngày 27-11-2009, ban hành sau khi QH giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2009), báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Bản báo cáo đã đánh giá khá cụ thể tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (không bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - Vinashin) trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Theo đó, tính đến ngày 30-6-2010, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty là 572.582 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 3,8% so với thực hiện năm 2009. Doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty đến hết tháng 6-2010 đạt 732.761 tỷ đồng, bằng 58,6% kế hoạch năm 2010. Cùng kỳ, lợi nhuận đạt 43.865 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm. Tính đến ngày 30-6-2010, có 16 tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra nước ngoài với tổng giá trị gần 4 tỷ USD.

Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong ảnh: Bốc dỡ hàng xuất khẩu tại cảng Cát Lái. Ảnh: CAO THĂNG

Về cơ bản, Chính phủ nhận định, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có sự đổi mới về năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động, giữ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chức năng đại diện chủ sở hữu còn phân tán, chồng chéo nên trách nhiệm trong quản lý chưa rõ ràng. Do vậy, những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước thường chỉ được phát hiện sau khi thanh tra, kiểm tra hoặc có khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty còn chồng chéo...

Cũng theo đánh giá của Chính phủ, số tiền mà các tập đoàn, tổng công ty tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… là khá lớn, song không hiệu quả trong ngắn hạn; bất hợp lý trong điều kiện nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế.

Chính phủ thẳng thắn công nhận, một hạn chế quan trọng nữa là chưa có chế tài và chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong công tác quản lý, điều hành bị xếp loại doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ; chưa thực sự gắn năng lực lãnh đạo với vị trí công tác nên một số tổng công ty kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng hội đồng quản trị, tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị cách chức.


(Theo Bảo Vân/sggp)

  • Thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI
  • Thông tin đầy đủ, chính xác cho nhân dân về tình hình KT-XH
  • Tập trung kiểm soát giá - đảm bảo cung cầu hàng hóa
  • Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, ổn định thị trường, giá cả
  • Thủ tướng báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội
  • Hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người
  • Tiếp tục bố trí vốn bảo vệ và phát triển rừng năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi