Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin đầy đủ, chính xác cho nhân dân về tình hình KT-XH

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cho biết tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực và cần thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác, tạo tâm lý ổn định trong nhân dân.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 2/12, chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11/2010 và 11 tháng qua phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo đó, thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến 15/11/2010 ước đạt trên 455 nghìn tỷ đồng, bằng 98,7% dự toán năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 11 tháng đầu năm 2010 ước đạt trên 131 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11/2010 ước đạt 6,45 tỷ USD.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, về tăng trưởng GDP có thể đạt  6,7%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 71 nghìn tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2009.  Về nông nghiệp, lương thực được đảm bảo, xuất khẩu gạo đã đạt trên 6 triệu tấn. Dịch vụ tăng trưởng mạnh, nhập siêu thấp dưới mức chỉ tiêu Quốc hội đề ra. 

“Đặc biệt, những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai bão lụt trong suốt hai tháng qua đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương kịp thời hỗ trợ để mọi người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai không bị đói, rét”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Làm tốt công tác thông tin,  tuyên truyền

Tại cuộc họp báo, các vấn đề như tỷ giá, lãi suất, biến động của thị trường tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng… được đông đảo phóng viên báo chí quan tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các thành viên Chính phủ nhận định tình hình giá cả, lãi suất vẫn đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Cần tập trung vào công tác chỉ đạo kinh tế vĩ mô, bình ổn giá, khống chế giá cả  tăng quá cao trong điều kiện kinh tế thế giới đang thay đổi. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp kịp thời để giải quyết vấn đề này.

Đối với việc  kiểm soát giá, nhất là ở các đô thị lớn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong vòng hơn 1 tháng qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 Chỉ thị, trong đó chỉ đạo quyết liệt việc bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm (Chỉ thị 1875/CT-TTg ngày 11/10  và Chỉ thị 2164/CT-TTg ngày 30/11), nhằm đẩy mạnh và hỗ trợ sản xuất, đảm bảo nguồn hàng, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống cho nhân dân, tổ chức tốt hệ thống bán lẻ, đặc biệt là lương thực thực phẩm. Những mặt hàng không cần thiết thì không đặt vấn đề nhập khẩu, đồng thời chống đầu cơ, tích trữ, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm, Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, trong đó cần thông tin đầy đủ, chính xác, tạo tâm lý ổn định cho người dân là việc làm rất cần thiết. Để làm được điều này, báo chí đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Dự kiến, ngày mai (3/12), Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về bình ổn giá, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp thu hút và quản lý vốn FDI
  • Tập trung kiểm soát giá - đảm bảo cung cầu hàng hóa
  • Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, ổn định thị trường, giá cả
  • Thủ tướng báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội
  • Hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người
  • Tiếp tục bố trí vốn bảo vệ và phát triển rừng năm 2011
  • Nhất quán mục tiêu chiến lược
  • Đất đai vẫn là vấn đề “nóng” được người dân và doanh nghiệp quan tâm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi