Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ: Sẽ chỉ còn 5-7 tập đoàn kinh tế

picture
Sau hơn 2 năm ra đời, Tập đoàn HUD đã được chính bộ chủ quản kiến nghị chuyển đổi mô hình.

Việc dừng hoạt động thí điểm tập đoàn HUD và Sông Đà hiện Chính phủ vẫn đang xem xét, song chắc chắn trong thời gian tới số lượng tập đoàn kinh tế chỉ còn khoảng 5 -7 tập đoàn.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết như vậy tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/9.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo giới về đề xuất dừng thí điểm hoạt động của hai tập đoàn kinh tế trực thuộc Bộ Xây dựng này là Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị (HUD Group) và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (SongDa Holdings), người phát ngôn Chính phủ cho hay, vấn đề này vẫn đang được Chính phủ cân nhắc, xem xét nên chưa được Chính phủ đưa ra thảo luận trong phiên họp tháng 8.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, hiện Chính phủ đã và đang dành rất nhiều thời gian xem xét lại việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Sắp tới, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ được thực hiện theo hướng Thủ tướng và các bộ trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch UBND các tỉnh sẽ đều được giao trách nhiệm cụ thể.

Chẳng hạn, đối với các tập đoàn kinh tế lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế, an ninh quốc phòng thì Thủ tướng sẽ tăng cường trách nhiệm. Còn lại sẽ giao trách nhiệm nhiều hơn cho các bộ trưởng, chủ tịch các tỉnh thành… Hiện nay đang trong quá trình thí điểm 11 tập đoàn kinh tế, nhưng hướng tới giảm con số này xuống còn 5-7 tập đoàn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có trách nhiệm cao hơn đối với một số ít tập đoàn quan trọng đối với quốc kế dân sinh như VNPT, EVN, Petro Vietnam… Còn lại những tập đoàn khác sẽ được tổ chức lại và giao quyền tự quyết trực tiếp cho các bộ quản lý chuyên ngành là cấp trên trực tiếp.

Cũng theo Bộ trưởng Đam, điều đó không có nghĩa là Chính phủ không có trách nhiệm với những tập đoàn còn lại, mà việc phân định này nhằm quy định rõ trách nhiệm cho từng bộ ngành, các cá nhân, tổ chức hơn.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sau một thời gian được Chính phủ cho tiến hành thí điểm hoạt động, nhiều tập đoàn kinh tế đã bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị vốn, nhân lực, hiệu quả thu về không tương xứng với nguồn lực được nhà nước giao.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi