Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ: Sẽ không thu hồi đất đai để chia lại

picture
Bộ trưởng Vũ Đức Đam chủ trì buổi họp báo Chính phủ chiều 6/3.

Khi hết hạn giao mà người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu thì sẽ được giao tiếp, chứ không thu hồi để chia lại đất.

Đó là thông tin từ Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trước câu hỏi của báo giới liên quan đến có hay không chủ trương của Chính phủ về việc thu hồi, phân chia lại đất đai khi thời hạn giao đất (20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất) sẽ hết hiệu lực vào năm 2013.

Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Luật Đất đai 2003 đã quy định rất cụ thể về thời hạn và ứng xử trong giao đất và sử dụng đất. Theo đó, khi hết thời hạn giao đất, nếu người sử dụng đất tiếp tục có nhu cầu mà trong quá trình sử dụng đất tuân thủ đúng quy định của nhà nước... sẽ được tiếp tục sử dụng đất.

Vì vậy, người phát ngôn của Chính phủ đề nghị báo chí phải thông tin để người dân hiểu đúng, đầy đủ quy định của pháp luật. “Sắp tới đây, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai 2003, nếu cần thiết thì chắc chắn khi hết hạn giao đất, nếu người sử dụng tiếp tục có nhu cầu sẽ được giao tiếp, chứ hoàn toàn sẽ không có chuyện thu hồi để chia lại đất đai”, Bộ trưởng Đam nói.

Chính phủ sẽ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân để họ yên tâm, sao cho khi hết thời hạn giao đất họ sẽ được sử dụng tiếp.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, vừa qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý cũng nắm được một số thông tin rằng, có tâm lý đến năm 2013 là hết thời hạn giao đất, một số ngân hàng đã không hiểu đúng điều này, nên đã gây khó dễ cho một số người dân khi họ thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng.

Do đó, Chính phủ sẽ chỉ đạo hệ thống ngân hàng, các bộ ngành phải hiểu đúng, đủ các quy định của pháp luật để tránh gây bất ổn trong quá trình quản lý đất đai và tránh được khó khăn cho người dân.

Trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong quá trình thảo luận về việc tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chính phủ cũng đã có yêu cầu các bộ, ngành chức năng báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Đất đai, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ có kiến nghị, đề xuất lên Quốc hội, Bộ Chính trị một số sửa đổi liên quan đến đất đai để làm sao sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả, đảm bảo cho người dân có đất sản xuất.

Với quan điểm cá nhân của mình, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, đến năm 2013 sẽ hết thời hạn giao đất nhưng nếu trong khi chưa có một giải pháp rõ ràng khi thời hạn giao đất đã hết thì tốt nhất nên kéo dài thời hạn giao đất, chờ đến khi luật được sửa đổi rõ ràng.

(Theo Vneconomy)

  • Phó thủ tướng yêu cầu phải có tỷ lệ nhà cho thuê phù hợp
  • Để tăng trưởng 7%: Vướng vĩ mô “gỡ” bằng vi mô
  • Quảng Ninh muốn mở casino 4 tỷ USD tại Vân Đồn
  • Thủ tướng và thông điệp 2012
  • Năm 2012, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 30.000 đồng/tháng
  • Công bố bốn luật mới
  • Cắt giảm đầu tư công: Tự xẻo thì… đau!
  • Lỗ của DNNN cao gấp 12 lần doanh nghiệp khác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi