Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa cổ phần hóa Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và Viện Nghiên cứu cơ khí

Hôm qua (8/4), Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa có công văn chỉ đạo trước mắt chưa cổ phần hóa Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp và Viện Nghiên cứu cơ khí.

Viện Nghiên cứu cơ khí

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đánh giá kết quả thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con và áp dụng một số cơ chế đặc thù đối với Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp.

Trước đó, theo Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/1/2004, Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế hoạt động của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp chuyển thành doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ, thí điểm tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Theo Quyết định này, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp được tổ chức lại thành công ty mẹ, là doanh nghiệp nhà nước, có chức năng vừa nghiên cứu khoa học và đào tạo, vừa ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, các sản phẩm công nghệ cao ngành cơ khí và chuyển giao theo cơ chế thị trường, phù hợp các quy định của pháp luật.

Từ thực tiễn nhu cầu của xã hội, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đã đặt trọng tâm khi bước sang hoạt động ở một mô hình hoàn toàn mới, nghiên cứu khoa học phải theo sát với sự phát triển của các ngành kinh tế. Do đó, thời gian qua, Viện đã chú trọng nghiên cứu vào 5 nhóm sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực: Máy công cụ; ngành Chế biến nông sản; ngành Xây dựng, lĩnh vực đo lường công nghiệp, ngành Xử lý và bảo vệ môi trường. Cụm sản phẩm cơ điện tử với 51 sản phẩm tiêu biểu của Viện đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao năng lực của nhiều ngành công nghiệp như Công nghiệp đóng tàu, Xây dựng…, tiết kiệm mỗi năm hàng chục triệu USD do thay thế được thiết bị nhập khẩu. Đến nay, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào sản xuất hơn 100 sản phẩm cơ điện tử trong các ngành công nghiệp.

Sau 5 năm chuyển đổi, Viện đã xây dựng, hoàn thiện được 12 Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và 15 công ty thành viên. Các đơn vị này đã góp phần quan trọng tạo ra sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững để Viện trở thành đơn vị nghiên cứu cơ điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

Cũng là một trong những cơ quan nghiên cứu triển khai đầu ngành Cơ khí, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã có gần 50 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và tự động hoá, gồm 15 đơn vị trực thuộc, chuyên nghiên cứu, thiết kế, tư vấn các chuyên ngành khác nhau trong chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị chuyên dùng cho các ngành công nghiệp.

Hiện nay, với việc triển khai nhiều đề tài cấp Nhà nước, Viện có điều kiện để nâng cao uy tín, thương hiệu, nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học, tạo cơ hội mở rộng hợp tác với đối tác trong và ngoài nước, phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập.

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ // Công văn 2316/VPCP-ĐMDN)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi