Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay

picture
Thời điểm chính thức thu phí sử dụng đường bộ dùng cho quỹ bảo trì đường bộ dự kiến sẽ lùi 6 tháng so với kế hoạch.

Chính phủ vừa yêu cầu liên Bộ Giao thông Vận tải và Tài chính sớm hoàn thiện phương án thu phí sử dụng đường bộ, làm rõ đánh giá tác động đến đời sống nhân dân và sẽ thực hiện việc thu phí từ 1/1/2013.

Như vậy, thời điểm chính thức thu phí sử dụng đường bộ dùng cho quỹ bảo trì đường bộ dự kiến sẽ lùi 6 tháng so với kế hoạch.

Trả lời báo giới, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói việc thu phí đúng kế hoạch từ ngày 1/6 năm nay sẽ có những tác động lớn đến đời sống nhân dân. Vì vậy, việc lùi thời điểm thu phí là cần thiết.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu hai bộ liên quan xây dựng lại đề án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Theo Chủ nhiệm Vũ Đức Đam, hai loại phí này cũng liên quan và có tác động đến bộ phận lớn người dân. Do đó, cần phải nghiên cứu kỹ các phương án, có đánh giá tác động, nghiên cứu khoa học để báo cáo Chính phủ, nếu thấy được mới trình Quốc hội xem xét, phê duyệt.

Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ tổ chức ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng cho biết, đề án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và mới trình Chính phủ xin ý kiến.

“Đây là các đề án có tầm ảnh hưởng rộng, phải mất rất nhiều thời gian để điều tra, đánh giá tác động và hoàn thiện nên không thể có chuyện vội vàng nói là thu ngay được. Ngay cả khi có đề xuất thời điểm thu thì cũng không phải trong năm nay”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.

Trong một diễn biến khác, thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay việc hoãn thu phí bảo trì đường bộ sẽ khiến "thất thu" khoảng 3.000 tỷ đồng và bộ này coi đó là một nỗ lực nhằm gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Liên quan đến các loại phí nêu trên, rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng những tác động đến đời sống nhân dân, tính toán mức thu, thời điểm thu và cách thu hợp lý… mới nhận được sự đồng thuận từ nhân dân.

Đại diện nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã kiến nghị lùi thời điểm thu và giảm mức thu các loại phí này.

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ, các mức thu phí sử dụng đường bộ đối với ôtô sẽ từ 180.000 đồng đến 1,44 triệu đồng/xe/tháng, một năm tối đa là 16,76 triệu đồng; mức thu đối với xe máy nằm trong khung từ 80.000 đồng đến 180.000 đồng/xe/năm.

Trong khi đó, mức thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân được Bộ Giao thông Vận tải xây dựng ở các mức 20, 30 và 50 triệu đồng/năm đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi tùy dung tích xi-lanh.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi