Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình giảm nghèo bền vững phải tập trung vào nơi khó khăn nhất

Chương trình giảm nghèo bền vững ưu tiên tập trung vào những địa bàn trọng yếu, nơi khó khăn nhất, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất để có tốc độ giảm nghèo từ 4-5%.

Giúp sinh kế- giải pháp giảm nghèo bền vững.

Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo biên soạn xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn (2011 – 2020) ngày 24/9, các chương trình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả,.

Tuy nhiên, thực thi các chính sách này cũng xuất hiện một số bất cập. Đó là, một số chính sách được ban hành nhưng lại thiếu nguồn lực bảo đảm thực hiện.

Nhiều chương trình, dự án, chính sách tác động đến giảm nghèo được ban hành nhưng việc quản lý chưa thống nhất, tạo sự chồng chéo…

Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai soạn thảo nội dung Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn (2011 – 2020) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn (2011 – 2015).

Trong đó, mục tiêu tổng quát giảm nghèo bền vững phải thể hiện toàn diện mọi mặt công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, học hành, cơ sở hạ tầng… Xác định nhóm đối tượng nào cần ưu tiên trước để triển khai thực hiện.

Tại cuộc họp, hầu hết ý kiến các bộ, ngành nhất trí việc xây dựng một chương trình giảm nghèo chung để tránh trùng lặp về nội dung, phạm vi với các dự án, chính sách giảm nghèo hiện có và không để sót về đối tượng; ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư cho các nhóm đối tượng, địa bàn nghèo nhất; khuyến khích tính chủ động vươn lên của các địa phương, người nghèo.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn (2011 – 2015), các tiêu chuẩn của nông thôn mới, y tế, giáo dục, văn hóa cần phải được ưu tiên thực hiện trước hết đối với 62 huyện nghèo, các xã, thôn, bản, bãi ngang, ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, 30a.

“Tất cả các chương trình, nguồn lực phải ưu tiên cho những vùng này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu giảm nghèo cần được tiến hành toàn diện.

Đối với Nghị quyết về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn (2011 – 2020), Phó Thủ tướng lưu ý, phải ưu tiên tập trung vào những địa bàn trọng yếu, nơi khó khăn nhất, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất để có tốc độ giảm nghèo từ 4-5%. Đồng thời, cần có chính sách phù hợp cho từng địa bàn.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Chính phủ: Định hướng một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2011
  • Thành lập Tổ công tác xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực
  • Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh
  • Thủ tướng chỉ thị triển khai kiểm soát thủ tục hành chính
  • Thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam
  • Giải quyết các trường hợp tồn đọng về chính sách đối với Thanh niên xung phong
  • Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở 7 Học viện
  • Kết luận của Ban Bí thư về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi