Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở 7 Học viện

Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý,... ở 7 Học viện, bao gồm: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 4 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực là Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, II, III, IV và 2 Học viện chuyên ngành là Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là một trong 7 Học viện triển khai Đề án

Đề án này sẽ xây dựng hệ thống khung chương trình, giáo trình thống nhất, bảo đảm tính khoa học, hệ thống, hiện đại, thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Biên soạn mới 59 chương trình, giáo trình

Theo đó sẽ bổ sung, hoàn thiện và đưa vào giảng dạy 18 chương trình, giáo trình đã biên soạn của giai đoạn I (2005 - 2009) ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chính Minh, bảo đảm cập nhật kiến thức khoa học hành chính, giáo dục quốc phòng - an ninh, văn học nghệ thuật, phòng chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, biên soạn mới 59 chương trình, giáo trình bao gồm: 14 giáo trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành lý luận chính trị; 27 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành: lý luận chính trị, khoa học hành chính, báo chí - tuyên truyền; 15 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý làm công tác lý luận chính trị, khoa học hành chính, báo chí - tuyên truyền; 3 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ một số nước.

Để thực hiện Đề án, Thủ tướng cho rằng, phải thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án gồm đại diện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, một số nhà khoa học, một số Viện trưởng, Giám đốc Học viện trực thuộc, đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và  Đào tạo, Tài chính và Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đề án được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012 với tổng kinh phí 51,155 tỷ đồng.

(Theo Chí Kiên // Tin Chính phủ)

  • Kết luận của Ban Bí thư về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước
  • Chủ tịch nước dự Hội nghị Cấp cao của Liên Hợp Quốc
  • Kiểm tra một số thông tin báo nêu
  • Thúc đẩy tiến độ các dự án dầu khí trọng điểm
  • Cảnh báo nguy cơ từ rượu kém chất lượng
  • Tôn vinh danh hiệu doanh nhân, doanh nghiệp theo đúng quy định
  • Thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
  • Động lực mới của quan hệ hợp tác Việt Nam – Anh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi