Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1659/QĐ-TTg thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

Số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng - Ảnh minh họa

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; có trụ sở làm việc tại TP. Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Trung tâm thông tin doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong năm 2007 là hơn 58 nghìn doanh nghiệp, năm 2008 là hơn 65 nghìn doanh nghiệp, đến năm 2009 tăng lên hơn 84,5 nghìn doanh nghiệp. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là hơn 42 nghìn doanh nghiệp.

Như vậy, với số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng như hiện nay, việc thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh là cần thiết, góp phần giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.

Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

(theo điểm c, khoản 12, Điều 2, Nghị định 116/2008/NĐ-CP)

(Theo Tuấn Khang // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi