Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muốn mở rộng Quốc lộ 1, phải tăng phí cầu đường

picture
Tiến độ, lộ trình thời gian nâng cấp tuyến giao thông Quốc lộ 1 là một nội dung đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Đinh La Thăng qua văn bản.

Để mở rộng Quốc lộ 1, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế đặc thù, Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn của đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên – Huế).

Tiến độ, lộ trình thời gian nâng cấp tuyến giao thông Quốc lộ 1 là một trong ba nội dung đại biểu Nghĩa đã chất vấn Bộ trưởng Thăng qua văn bản.

Tại văn bản trả lời, Bộ trưởng cho biết, hiện nay Quốc lộ 1 từ Hà Nội – Cần Thơ dài 1.760km đã mở rộng 4 làn xe khoảng 310km, đang mở rộng 270km, xây dựng 164km tuyến tránh, còn lại khoảng 1.000km chưa mở rộng.

Kế hoạch mở rộng một số tuyến trên Quốc lộ 1, theo Bộ trưởng hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn ứng ngân sách nhà nước hạn chế và trong bối cảnh hiện nay việc bán quyền thu phí còn khó khăn và mất nhiều thời gian.

Như đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh, Thủ tướng đã cho phép triển khai bằng vốn ngân sách nhà nước từ nguồn bán quyền thu phí đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, tổng mức đầu tư 14.465 tỷ đồng/270km. Đế nay mới chỉ ứng được 1.558 tỷ đồng và đã giải ngân hết, còn thiếu khoảng 12.000 tỷ đồng.

Do nguồn vốn hạn chế nên Bộ mới chỉ khởi công hai đoạn cấp bách là Dốc Xây – Thanh Hóa và Diễn Châu – Quán Hành dài 60km, các đoạn còn lại đang giải phóng mặt bằng, chưa khởi công.

Với đoạn Hà Tĩnh - Cần Thơ, tổng mức đầu tư khoảng 91.000 tỷ đồng, các dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT có sự tham gia vốn của nhà nước với nguyên tắc khoảng 70km/1 dự án/ 1 trạm thu phí. Hiện nay Bộ đang tổ chức lập dự án đầu tư, dự án sẽ hoàn thành công tác này cuối năm 2012.

Để thực hiện kế hoạch việc mở rộng Quốc lộ 1, Bộ trưởng cho hay Bộ đã có văn bản báo Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế đặc thù. Theo đó có một số điều kiện cơ bản quyết định việc có triển khai được việc này hay không. Đó là, có nguồn vốn Nhà nước bố trí kịp thời cho công tác giải phóng mặt bằng và góp vào dự án BOT, điều chỉnh mức thu phí cầu đường tăng so với hiện nay để hoàn vốn cho BOT. Có cơ chế đặc thù để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia mở rộng Quốc lộ 1 (về tỷ lệ vốn chủ sở hữu, đầu tư ra ngoài ngành, hệ số dư nợ, bảo lãnh doanh thu, chỉ định ngân hàng thu xếp vốn…).

“Nếu các điều kiện trên được thông qua, với quyết tâm cao, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu hoàn thành mở rộng Quốc lộ 1 vào cuối năm 2016”, Bộ trưởng Thăng đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Ông cũng cho biết thêm, trường hợp nguồn vốn nhà nước khó khăn, Bộ sẽ lựa chọn các đoạn cấp bách triển khai trước theo phương thức BOT. Tuy nhiên phương thức này chỉ khả thi khi mức thu phí cầu đường được nâng lên và có cơ chế đặc thù để kêu gọi nhà đầu

Trong danh sách 7 vị bộ trưởng được xin ý kiến đại biểu để chọn 4 vị đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào giữa tuần sau có vị “tư lệnh” ngành giao thông.

Và, một trong các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn là nguyên nhân của việc chậm tiến độ các dự án đầu tư đường bộ và các giải pháp khắc phục. Những giải pháp nâng cấp một số tuyến đường trọng điểm bị xuống cấp kết hợp xử lý những điểm đen bảo đảm an toàn giao thông trong điều kiện hiện nay.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi