Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối năm 2009: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2010 cao hơn năm 2009

Hôm nay, 11-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2009, phiên họp cuối cùng của năm vừa qua, với những quyết nghị quan trọng hướng vào mục tiêu năm 2010 tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009 cả về số lượng và chất lượng, đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại.

Dự báo tình hình kinh tế-xã hội đất nước trong năm 2010 sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm nay là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao trở lại; bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ;... Bên cạnh đó là tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Chế biến tôm xuất khẩu sang Nhật Bản tại Công ty Hai Thanh, TPHCM. Ảnh: Cao Thăng

Để thực hiện có hiệu quả, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan là phải có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng thể chế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng các đề án không khả thi, chậm tiến độ, chất lượng thấp; đồng thời phải đẩy nhanh việc soạn thảo và trình các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đúng thời hạn quy định.

Tổ chức thực hiện quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết; tính toán mức độ, liều lượng cụ thể trong chỉ đạo, điều hành giữa các mặt, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý nhằm đạt được kết quả tổng hợp một cách tối ưu.

Kết hợp việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách, bức xúc trước mắt với việc tập trung giải quyết các vấn đề hướng tới mục tiêu trung và dài hạn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học - công nghệ.

Nghị quyết Chính phủ nêu rõ yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước phải bám sát thực tiễn, cập nhật thông tin, nâng cao năng lực phân tích, dự báo tình hình để định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đúng đắng, phù hợp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, đổi mới, cải tiến lề lối làm việc, tổ chức hội họp và công tác thông tin báo cáo. Đi kèm với đó là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi các chính sách, giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đặt ra còn là phải tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhân dân và doanh nghiệp, đồng thời tăng cường trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi về các cơ chế, chính sách gắn với hoạt động đầu tư, kinh doanh và dân sinh.

Chính phủ  yêu cầu các cơ quan quản lý báo chí cần định hướng tốt để các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin đúng, khách quan vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân và phục vụ có hiệu quả sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các cơ quan liên quan.

(Theo CTTĐT chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi