Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phổ biến Đề án dạy nghề nông dân tới 100% số xã

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu từ nay đến tháng 10/2010, 100% số xã trên cả nước được hướng dẫn và phổ biến đầy đủ về Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị - Ảnh Chinhphu.vn

Hội nghị giao ban thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" diễn ra ngày 8/7 tại Nam Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số bộ, ngành và đại diện các địa phương từ Đà Nẵng trở ra đã tham dự.

Chính sách hợp lòng dân 

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, ngay sau khi được ban hành ngày 27/11/2009, Quyết định 1956 đã được xã hội đánh giá rất cao và đây là một trong những Đề án sớm đi vào cuộc sống và hợp lòng dân.

Đề án đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng đào tạo cho 2/3 dân số nước ta (khoảng gần 60 triệu người là nông dân)  có nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc từ đó có cuộc sống ổn định và có cơ hội làm giàu một cách chính đáng.

Với tác động mạnh mẽ của Quyết định 1956, tính đến thời điểm 30/6/2010, có 44 tỉnh, thành phố phê duyệt phương án điều tra, 5 tỉnh,thành phố đã hoàn thành công tác điều tra trên địa bàn.

Một số địa phương đã linh hoạt lồng ghép hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn với hoạt động điều tra cung cầu lao động.

Các tỉnh, thành chậm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án: Cao Bằng, Thái Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh (đến tháng 6/2010 mới quyết định thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh).

Ngoài ra Tổng cục dạy nghề đã xây dựng hàng trăm mô hình thí điểm dạy nghề cho nông dân, tổng hợp được danh mục 450 nghề đào tạo trình độ sơ cấp. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chọn 11 tỉnh làm điểm để triển khai Đề án này.

Tất cả các địa phương được lựa chọn đều  tỏ rõ quyết tâm sẽ sớm xây dựng thành công trung tâm dạy nghề kiểu mẫu  đào tạo lao động nông thôn.

Cần phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn hàng năm theo mục tiêu của Đề án cần phải có một số lượng lớn giáo viên dạy nghề, trong khi đó số lượng giáo viên của các cơ sở dạy nghề hiện nay còn rất thiếu và yếu. Chỉ tính riêng năm 2010, nhu cầu của các trung tâm dạy nghề còn thiếu khoảng 2.900 giáo viên.

Để khắc phục bất cập trên, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho các học sinh, sinh viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề ra trường năm 2010 để tạo nguồn giáo viên nghề cho các trung tâm nghề. Tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho những người được huy động tham gia dạy nghề là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao, nông dân giỏi. Đồng thời tổ chức các khóa đào tạo giáo viên kiểu mẫu và các lớp nhân rộng.

Ký kết các hợp đồng đào tạo - Ảnh Chinhphu.vn

Xếp hạng các địa phương về triển khai Đề án

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong tháng 7/2010, các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện dứt điểm và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn triển khai Quyết định 1956, đặc biệt là văn bản hướng dẫn về cơ chế tài chính ở cấp huyện. Xử lý dứt điểm việc hướng dẫn sử dụng và phát hành thẻ học nghề ở các địa phương.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ đặt hàng và hỗ trợ kênh truyền hình VTC16 (kênh truyền hình nông nghiệp-nông thôn) để nâng cao nội dung và hình thức tuyên truyền đối với nông dân cả nước.

Từ nay đến tháng 10/2010, hoàn thành 100% số xã trên cả nước được hướng dẫn và phổ biến đầy đủ về Quyết định 1956. 100% các phòng Lao động, Thương binh và Xã hội của các huyện phải có cán bộ chuyên trách về dạy nghề cho nông dân.

Để khích lệ những địa phương thực hiện tốt Quyết định 1956, Phó Thủ tướng yêu cầu trước 15/12/2010 sẽ công bố công khai bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng và tốc độ triển khai Quyết định 1956 của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Chiều cùng ngày, Hội nghị giao ban đã chứng kiến 9 hợp đồng đào tạo đầu tiên được ký kết giữa Tổng cục dạy nghề, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đào tạo với các địa phương.

Một số  mục tiêu chủ yếu của Đề án sẽ thực hiện trong năm 2010:

- Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 400.000 lao động nông thôn.

- Thí điểm các mô hình dạy nghề cho khoảng 18.000 người với 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi  đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi