Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phòng chống tham nhũng : Tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm

Các cấp chính quyền phải kiên quyết, kiên trì, quyết tâm, chỉ đạo đúng pháp luật song phải khẩn trương, quyết liệt trong công tác PCTN. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước, thuế, hải quan…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo phiên họp - Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 8/7/2010, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (PCTN) họp phiên thứ 13 nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010.

 Trong 6 tháng đầu năm, công tác PCTN tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và các cấp, các ngành có nhiều cố gắng, quyết tâm tổ chức thực hiện.

Công tác PCTN được triển khai đồng bộ và toàn diện trên các mặt tuyên truyền, giáo dục; hoàn thiện thể chế; triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PTTN và đổi mới sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo về PCTN các cấp.

Do vậy, công tác PCTN tiếp tục có chuyển biến tích cực, trên một số lĩnh vực đã có sự chuyển biến rõ nét.

 Các tỉnh, thành phố đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Qua công tác thanh tra, Thanh tra các tỉnh, thành phố phát hiện 70 vụ với 128 người có hành vi tham nhũng.

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 tháng đầu năm 2010 (từ 1/1-30/5), các cơ quan tiến hành tố tụng đã xét xử 100 vụ với 216 bị cáo (giảm 8% về số vụ và 24% về số bị cáo so với cùng kỳ năm 2009)

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và nhiều đại biểu, công tác PCTN trong 6 tháng qua còn có những hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa đồng đều, thường xuyên, liên tục.

Một số giải pháp PCTN qua thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc minh bạch và xác định tính trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức; hướng dẫn xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.

Các vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm so với tiến độ đề ra, có vụ việc chưa tạo được sự đồng thuận trong đánh giá bản chất vụ việc, để kéo dài gây hoài nghi trong nhân dân.

Công tác phát hiện hành vi tham nhũng qua giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn yếu, chậm được khắc phục. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm tới công tác PCTN…

Tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đề nghị các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải kiên quyết, kiên trì, quyết tâm, chỉ đạo đúng pháp luật song phải khẩn trương, quyết liệt trong công tác PCTN. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước, thuế, hải quan…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng yêu cầu các Bộ, ngành chức, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng trọng điểm

Bên cạnh đó, cần xử lý dứt điểm những vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài. Rà soát các vụ việc, vụ án tham nhũng để bổ sung những vụ việc, vụ án cần quan tâm theo dõi để tập trung chỉ đạo 2010.

Theo Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN Vũ Tiến Chiến, có 11 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đang được Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN tập trung chỉ đạo, 13 vụ được Ban Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

(Theo Việt Đông - Ảnh Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi