Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, nội dung của Luật còn chung chung, chưa cụ thể, nên rất khó đi vào cuộc sống. “Vì vậy phải chờ có thông tư, Nghị định hướng dẫn mới triển khai được, trong khi thường việc này phải mất vài năm”, ông Nguyễn Vinh Oánh, Chủ tịch Hội Luật gia Hà Nội cho biết. Do vậy, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội đề nghị Ban soạn thảo vừa chỉnh sửa Luật, vừa chuẩn bị nội dung Nghị định để trình Chính phủ cùng một lúc.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị khẳng định, đây là việc mới, việc khó, lại phải làm hết sức khẩn trương, xử lý giữa cái phổ biến và đặc thù của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô văn minh hiện đại. Ban soạn thảo cần cố gắng ở mức tối đa để luật thật cụ thể, phải mạnh dạn phân cấp “cái gì Hà Nội có thể làm được thì phân cấp luôn”.
Ông Nghị cũng lưu ý, trong dự thảo Luật này có những quy định về “quyền” của Thủ đô thì cũng cần quy định “trách nhiệm” của Thủ đô. Bên cạnh đó, khi lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, Ban soạn thảo phải kiên quyết bảo vệ những chính kiến phù hợp với đặc thù của Hà Nội như tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính, quản lý dân cư, quản lý đất đai...
Dự kiến, Dự thảo Luật Thủ đô sẽ được trình Chính phủ chậm nhất vào ngày 15/3. Đồng thời Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất sẽ trình và xem xét thông qua Dự án Luật này vào kỳ họp thứ 7 khóa XII để kịp đón Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
(Theo Phan Long // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com