Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút

Cán bộ được luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, trong nguồn quy hoạch; phải chấp hành nghiêm quyết định của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút, không đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực.

Cần tiến hành việc luân chuyển cán bộ một cách thận trọng.

Ngày 9/3, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành văn bản số 312-TB/TW Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra.

Theo Thông báo Kết luận, Ban Bí thư cho rằng, thời gian qua, việc luân chuyển cán bộ đã bước đầu được cấp ủy, ủy ban kiểm tra, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở từng địa phương, đơn vị.

Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện luân chuyển còn hạn chế; số lượng cán bộ thực tế được luân chuyển còn ít, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Một số cấp ủy chưa có kế hoạch và thực hiện việc luân chuyển cán bộ, chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ được luân chuyển.

Nhằm tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong công tác này theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X), các cấp ủy, tổ chức đảng cần tăng cường thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo các nguyên tắc:

Cụ thể, tiến hành việc luân chuyển một cách thận trọng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa bảo đảm mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ kế cận. Trong quá trình luân chuyển, đối với các chức danh phải qua bầu cử thì thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

Luân chuyển được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và ngang cấp. Cán bộ luân chuyển được giữ chức vụ tương đương hoặc cao hơn chức vụ trước khi luân chuyển.

Cán bộ được luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, trong nguồn quy hoạch; phải chấp hành nghiêm quyết định của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Không luân chuyển cán bộ bị kỷ luật, uy tín giảm sút, không đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực.

Thông báo Kết luận cũng nêu rõ yêu cầu về công tác luân chuyển cán bộ, phạm vi, đối tượng cán bộ, số lượng cán bộ luân chuyển.

Thời gian luân chuyển từ 2-5 năm (khoảng 3 năm). Hằng năm và trước khi kết thúc thời hạn luân chuyển, cơ quan quản lý cán bộ có nhận xét đánh giá, bố trí nhiệm vụ mới cho cán bộ.

Việc luân chuyển thành viên ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên đầu từ khoảng cuối năm thứ 2 trong nhiệm kỳ trở đi.

(Theo Hồng Phong // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Pháp và Ba Lan
  • Cấp vắc xin cho tỉnh Điện Biên phòng, chống dịch lở mồm long móng
  • Thành lập đại học công lập Việt - Anh tại Việt Nam
  • Chung sức chung lòng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 2010
  • Quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam đổi mới, thân thiện và phát triển
  • Tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng
  • 7 trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm
  • Biên chế công chức phải căn cứ vào tính chất, vị trí việc làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi