Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng chỉ thị bình ổn thị trường những tháng cuối năm

Để đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%, chỉ số giá tiêu dùng cả năm ở mức khoảng 8%, Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010.

Tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm - Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ, chậm nhất trong quý IV/2010, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng phải hoàn thành và công bố quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối các sản phẩm chủ yếu như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng, lương thực, thuốc chữa bệnh.

Cân đối cung, cầu và kiểm soát các yếu tố hình thành giá

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương rà soát lại năng lực sản xuất, hệ thống cung ứng để có phương án cụ thể bảo đảm cân đối cung, cầu các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng từ nay đến hết năm 2010, quý I/2011 và nhu cầu hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, sản phẩm sữa, thép xây dựng và vật liệu xây dựng, khí ga...; điều hành giữ ổn định giá điện, giá than bán cho các hộ sản xuất xi măng, phân bón, giấy.

Giảm bớt áp lực tăng giá

Thủ tướng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm khi khối lượng thanh toán các công trình dự án được thực hiện với mật độ cao và dịp lễ, tết khi lượng tiền thưởng, tiền lương được chi trả với khối lượng lớn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Tổng công ty Lương thực nhà nước bảo đảm lương thực và tổ chức hệ thống bán hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu lương thực cho nhân dân, chú ý các khu vực thành phố, khu công nghiệp, khu đông dân và vùng bị thiên tai, bão lũ, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến.

(Theo Thảo Trang // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi