Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng chia sẻ 6 kinh nghiệm đối phó khủng hoảng kinh tế

Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Kinh tế thế giới/nd5-search.1/'>Kinh tế Thế giới</a> năm 2007. - tinkinhte.com
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007.

Kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu của Việt Nam đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ trong phiên thảo luận tối 28/1 (theo giờ Việt Nam), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2010, tổ chức tại Davos (Thụy Sỹ) từ 25 - 31/1/2010

Tham dự phiên thảo luận với chủ đề “Tái thiết tăng trưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong dài hạn”, có Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) Angel Gurría, Tổng thư ký Tổ chức Công đoàn Thế giới (UNI Global) Philip J.Jennings, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Crean, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Jong - Hoon, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Mari Elka Pangestu và nhiều CEO hàng đầu thế giới.

"Là một quốc gia đã từng vượt qua cuộc khủng khoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 và vừa qua cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp và đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế. Năm 2009, Việt Nam vẫn là một trong số ít các nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 5,32%", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại phiên thảo luận.

Theo Thủ tướng, Việt Nam đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế vừa qua đã cho thấy sự yếu kém của công tác giám sát, dự báo và cảnh báo về khả năng xảy ra khủng hoảng. Do vậy, cần tăng cường nguồn lực để làm tốt công tác này ở cấp quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Thứ hai, phải luôn coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng. Có chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phù hợp, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với phát huy vai trò quản lý của nhà nước nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường.

Thứ ba, mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do đó các giải pháp đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia.

"Là một nước đang phát triển, với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng, cùng với các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu, chúng tôi đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các dự án hạ tầng, nhất là giao thông, năng lượng, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… để sớm đưa vào sử dụng; chú trọng hơn việc phát triển thị trường nội địa, nhất là khu vực nông thôn", Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, Việt Nam đối phó với khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu trong bối cảnh tương đối khác so với nhiều nước trên thế giới, cụ thể là lạm phát và mặt bằng lãi suất cơ bản cùng ở mức cao. Do vậy, cùng với việc cắt giảm lãi suất đến mức hợp lý, Việt Nam đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng, miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế cho từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể.

Bài học thứ tư, đó là các nước nghèo, người nghèo, khu vực nông thôn là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng, do vậy, cùng với các giải pháp kích thích kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô thì Việt Nam đã đặc biệt quan tâm tới bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Thứ năm, khi đã xác định được mục tiêu và giải pháp đúng đắn thì phải chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để tạo đồng thuận cao trong xã hội, phát huy được sức mạnh tổng hợp của đất nước. Ngày nay, tình hình có thể biến đổi rất nhanh, do đó cũng cần thường xuyên rà soát, cập nhật các đánh giá và phân tích để điều chỉnh chính sách kịp thời.

Thứ sáu, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, việc đối phó với khủng hoảng đòi hỏi phải có sự nỗ lực của từng quốc gia, đồng thời phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tập trung nguồn lực và phối hợp hành động chung trên phạm vi khu vực và toàn cầu, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế.

Thủ tướng cho biết, cùng với những giải pháp đối phó với khủng hoảng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, Chính phủ Việt Nam cũng đang khẩn trương triển khai các giải pháp tạo tiền đề để tăng trưởng nhanh và bền vững cho thời kỳ hậu khủng hoảng, trong đó, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, tái cấu trúc kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... là những giải pháp ưu tiên.

(Theo An Nguyễn // Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi