Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tích cực vào cuộc bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai

Trong năm 2010, sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện 16 dự án thành phần trọng tâm của Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, tăng cường giám sát kiểm tra các dự án khai thác khoáng sản và thủy điện...

Phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban bảo vệ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Ảnh Chinhphu.vn

Hôm nay (29/1), Phiên họp lần thứ hai Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Ủy ban) đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá những hoạt động của Ủy ban trong năm 2009 và đưa ra kế hoạch, giải pháp thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai năm 2010 và giai đoạn 2011 – 2015.

Báo động đỏ về ô nhiễm môi trường

Theo Tổng cục Môi trường, nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa sống còn trong phát triển kinh tế, xã hội đối với các tỉnh, thành phố trên lưu vực. Đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15 triệu người, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch sông nước...

Tuy nhiên, hệ thống sông Đồng Nai đang phải tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải bệnh viện… khá lớn, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước.

Nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức độ đáng báo động, trong đó nghiêm trọng nhất là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và dầu mỡ.

Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã và đang bị khai thác quá tải không kiểm soát, giá trị sử dụng suy thoái đáng kể. Trong đó lo ngại nhất là rừng đầu nguồn, đất, chất lượng và trữ lượng nước, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học, sự cố môi trường (như tràn dầu thường xuyên xảy ra)…

Cảnh quan thiên nhiên đặc trưng vùng sông nước cũng bị tàn phá, nhiều nơi bờ sông sạt lở, xói mòn.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến, ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (sau đập Trị An trên sông Đồng Nai, sau đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Thị Vải), nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt do tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực và các quá trình tự nhiên, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước trên các hệ thống kênh rạch nội thành, nội thị và ven đô.

Trong khi đó, đến nay, ngoại trừ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Ninh Thuận, các địa phương còn lại hầu như chưa xây dựng được kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động không có nguồn riêng mà được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động.

Cần sự phối hợp đồng bộ của các địa phương

Hệ thống sông Đồng Nai - Nguồn: nea.gov.vn

Theo Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, hoạt động của Ủy ban cần tập trung vào các hành động cụ thể và có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương trên lưu vực sông.

Những năm qua, hầu hết các tỉnh, thành phố trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc. Theo báo cáo của các địa phương, nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường đều bằng hoặc vượt quy định là 1% chi ngân sách.

Tại phiên họp lần này, các đại biểu cũng tập trung bàn nhiều đến các chương trình hành động thực hiện triển khai Đề án. Theo đó, trong năm 2010 sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện 16 dự án thành phần trọng tâm của Đề án; thống kê và phân loại các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; tăng cường giám sát kiểm tra các dự án khai thác khoáng sản và thủy điện.

Sắp tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai 8 nhiệm vụ, trong đó giải pháp cấp bách  là tập trung quyết liệt xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu cơ sở nào không chấp hành sẽ bị đóng cửa.

Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò Chủ tịch Ủy ban trong nhiệm kỳ này sẽ là đầu mối điều phối chung, thống nhất các địa phương trong lưu vực, đặc biệt là phối hợp với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu triển khai các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Mở rộng Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo
  • Thêm cầu nối cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế
  • Cải cách mạnh mẽ chính sách đối với thị trường bất động sản và nhà ở
  • Triển khai quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - New Zealand
  • Quy định mới về đối tượng công chức
  • Kinh tế xã hội tháng đầu năm 2010: Nhiều con số lạc quan
  • Giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm tháng thứ 3 liên tiếp
  • Đổi Mới là cuộc cách mạng trong thời kỳ mới do Đảng khởi xướng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi