Công chức (CC) là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đội ngũ công chức Việt Nam ngày càng được tinh giản và nâng cao chất lượng |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 6/2010/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2010 quy định 5 nhóm đối tượng CC gồm: CC trong các cơ quan của Đảng làm việc trong các cơ quan, tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan chuyên trách Đảng ủy cơ sở và cấp trên cơ sở trong các cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở lên;
CC trong các cơ quan của Nhà nước làm việc trong các Vụ, cục, văn phòng thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước,Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân, Văn phòng UBND cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn... ;
CC làm việc trong các cơ quan ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện của tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
CC làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân hoặc thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao...
Cụ thể, đối với cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương, CC gồm người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại TP. Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương; người giữ chức vụ, chức danh đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu làm việc trong các văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra... trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư... quyết định thành lập;
Số lượng công chức của các cơ quan, tổ chức được báo cáo về Bộ Nội vụ chậm nhất ngày 30/6 hàng năm. |
Tương tự như vậy, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp tỉnh, CC là người giữ chức vụ, chức danh cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng tỉnh ủy; người giữ chức vụ, chức danh đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu làm việc trong các văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra... trực thuộc tỉnh ủy; người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, tuyên giáo... trực thuộc tỉnh ủy.
Đối với cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp huyện thì CC là người đứng đầu và cấp phó của họ, người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra thuộc huyện ủy.
CC trong các cơ quan Nhà nước
CC bao gồm Phó Chủ nhiệm của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước và những người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó, người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị công lập thuộc các cơ quan nói trên.
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập thì CC là những người giữ chức vụ Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; người đứng đầu, cấp phó của họ và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
Tương tự đối với cấp tỉnh, CC là những người giữ chức vụ Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và những người làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong các tổ chức không phải đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.
Đối với cấp huyện, CC là Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBNd huyện và người giữ chức vụ cấp trưởng, phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
CC trong hệ thống Tòa án -Viện Kiểm sát
Là những người giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; các Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện, người làm việc trong các Tòa chuyên trách... Tương tự như vậy, trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, CC là các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện...
Nghị định cũng quy định rõ CC trong cơ quan của tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương tới cấp tỉnh, huyện gồm Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó trưởng ban... và người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị-xã hội có vị trí tương đương cấp Trung ương-tỉnh-huyện.
Ngoài ra, CC còn là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước...
Cũng theo Nghị định này, CC được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp... do các tổ chức đó trả lương.
(Theo Mai Hương // Tin Chính phủ // Nghị định số 6/2010/NĐ-CP)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com