Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011

 Theo chỉ đạocủa Thủ tướng Chính phủ, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 sẽ được thực hiện trong 30 ngày, từ 1/7 - 30/7/2011 trên phạm vi cả nước.

Tổng điều tra để thiết lập căn cứ làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới - Ảnh minh họa

 Cuộc Tổng điều tra này nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản phục vụ việc đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; thiết lập căn cứ làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3 nội dung điều tra

Thủ tướng chỉ đạo Tổng điều tra sẽ tập trung vào 3 nội dung, gồm:

Thứ nhất, về thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sẽ điều tra số lượng đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; quy mô, năng lực sản xuất, tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất; tác động của sản xuất tới môi trường; phát triển kinh tế trang trại; vai trò của phụ nữ,... trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Thứ hai,về thực trạng nông thôn, tập trung điều tra thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Thứ ba, đối với thông tin về cư dân nông thôn, điều tra điều kiện sống của cư dân nông thôn; tích lũy và khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của cư dân nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Số liệu điều tra sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12/2011 và kết quả chính thức công bố vào quý III năm 2012.

Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp

Để thống nhất chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra sẽ được thành lập ở cấp Trung ương và địa phương.

BCĐ Tổng điều tra Trung ương có nhiệm vụ xây dựng phương án Tổng điều tra trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt; tổ chức điều tra thí điểm để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra.

Ở địa phương sẽ thành lập BCĐ Tổng điều tra ở 3 cấp: tỉnh, huyện và xã để tổ chức và chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình.

Đối với các quận, thành phố trực thuộc tỉnh và các phường, thị trấn, chỉ thành lập BCĐ Tổng điều tra đối với những đơn vị có tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 30% tổng số hộ trên địa bàn của từng đơn vị. Các đơn vị không thành lập BCĐ thì do Chủ tịch UBND quận, thành phố, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo; phòng thống kê, cán bộ thống kê làm nhiệm vụ thường trực.

Được biết, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản được Tổng cục Thống kê tiến hành 5 năm một lần trên phạm vi cả nước. Cuộc Tổng điều tra gần đây nhất được tiến hành vào năm 2006 và trước đó là vào năm 2001.

Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra năm 2006, tính đến ngày 1/7/2006, cả nước có 10,47 triệu đơn vị nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 768,3 nghìn đơn vị so với năm 2001. Năm 2006 cả nước có 22,93 triệu lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản, giảm 1,6 triệu lao động so với năm 2001.

(Theo Thu Nga // Tin Chính Phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi