Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam tham gia Dự án toàn cầu “Dịch vụ hệ sinh thái”

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý việc Việt Nam tham gia thực hiện Dự án toàn cầu “Dịch vụ hệ sinh thái” do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, đất ngập nước,... - Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối phía Việt Nam, phối hợp với UNEP hoàn chỉnh văn kiện Dự án, thẩm định, phê duyệt và ký văn kiện Dự án với Nhà tài trợ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Dự án này.

Được biết, trong 1 nghiên cứu được công bố trước Ngày Môi trường Thế giới 5/6 vừa qua, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho hay các nước có thể thúc đẩy nền kinh tế trong nước tăng trưởng bằng cách "phủ xanh" các khu rừng, đầm lầy, rặng san hô và bờ sông.

Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner cho rằng việc đầu tư và tái đầu tư có kế hoạch vào việc khôi phục hệ sinh thái không chỉ mang lại lợi nhuận cao mà còn là vấn đề quan trọng đối với sự ổn định của thế giới khi mà dân số, thu nhập và nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất đang tăng.

Cũng theo UNEP, việc khôi phục rừng, hồ và các loại bảo tồn thiên nhiên khác đã bị phá huỷ hay suy kiệt có thể mang lại nguồn lợi to lớn về kinh tế, tạo việc làm và là một công cụ quan trọng để xoá đói, giảm nghèo.

Hiện hàng nghìn dự án khôi phục hệ sinh thái đang giúp thay đổi cuộc sống của nhiều cộng đồng và quốc gia trên toàn cầu.

Chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Tim Kasten của UNEP cho hay, "các khu đầm lầy, trong đó 50% đã bị phá hủy, có giá trị kinh tế 70.000 tỷ USD/năm". UNEP cảnh báo sự mất mát của các dịch vụ hệ sinh thái có thể dẫn tới sản lượng lương thực của thế giới giảm 25% vào năm 2050.

(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ)

  • Chuẩn nghèo cần phù hợp với thực tế
  • Ưu tiên hàng đầu ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng hiệu quả
  • Thông điệp của Thủ tướng về phát triển nhanh và bền vững
  • Chính phủ sẽ trình dự án đường sắt cao tốc “vào thời gian thích hợp”
  • Bổ sung 290 ha quặng chì kẽm ở Hà Giang vào quy hoạch
  • Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7/2010: Tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô
  • Không chủ quan với lạm phát
  • Khuyến khích phát triển thương mại điện tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi