Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam trong vai trò kiến tạo biện pháp thực hiện Hiến chương ASEAN

Với trọng trách là Chủ tịch ASEAN năm 2010, nhiệm vụ của Việt Nam là phải nỗ lực để thực sự đưa Hiến chương vào cuộc sống.

 Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ tháng 12/2008 nhưng trên thực tế năm 2009, ASEAN mới chuẩn bị mọi mặt để đưa Hiến chương vào hoạt động. Với trọng trách là Chủ tịch ASEAN 2010, nhiệm vụ của Việt Nam là phải nỗ lực để thực sự đưa Hiến chương vào cuộc sống.

Cụ thể, năm 2010 sẽ phải đưa bộ máy mới gồm các Hội đồng Bộ trưởng (gồm Hội đồng điều phối ASEAN, Hội đồng Chính trị-An ninh, Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Văn hóa-Xã hội) được thành lập năm 2009 đi vào vận hành hiệu quả.

Ngay từ đầu năm 2010, Việt Nam đã tổ chức hội nghị Hội đồng Chính trị - An ninh và Hội đồng điều phối ASEAN. Trong tháng 4, Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị cho 2 Hội đồng còn lại để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao 16. Đây là 4 cơ quan điều phối chính sách ở tầm vĩ mô cao nhất của ASEAN.

Một cơ quan mới nữa của ASEAN là Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN. Năm 2009, các nước hoàn tất việc bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN và năm 2010 là năm khởi đầu các hoạt động của cơ quan này.

Ngay từ tháng 1/2010, Đại sứ Việt Nam tại ASEAN, hiện là Chủ tịch Ủy ban, đã khởi động hoạt động của cơ quan này.

Ủy ban các đại diện thường trực tại ASEAN có chức năng điều phối các công việc hàng ngày của ASEAN, phối hợp và quản lý Ban Thư ký ASEAN, hỗ trợ thúc đẩy hợp tác ASEAN với các đối tác thông qua Đại sứ của các đối tác tại ASEAN. Đến thời điểm này, có khoảng 40 nước trên thế giới đã cử Đại sứ của mình tại ASEAN.

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đưa Ủy ban liên Chính phủ của ASEAN về nhân quyền vào hoạt động.

Nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách nhất của Việt Nam đối với cơ quan này là phải thông qua các chương trình công tác trong năm 2010. Theo hướng này, Việt Nam đã chủ động xây dựng Dự thảo Chương trình cho năm 2010 và những năm tiếp theo.

Khi Hiến chương có hiệu lực, một nhiệm vụ quan trọng là phải soạn thảo một loạt các văn kiện để hỗ trợ triển khai Hiến chương, trong đó có Nghị định thư về giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Hiện Việt Nam đã hoàn tất việc soạn thảo Nghị định thư. Một số phụ lục kèm theo về hòa giải và trọng tài đang được khẩn trương hoàn tất để trình lãnh đạo cấp cao và  chúng ta quyết tâm để các văn kiện này được thông qua trong năm nay.

Với một khối lượng công việc lớn như trên, Việt Nam đang có cơ hội tạo được những dấu ấn lớn trong việc đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống.

(Theo Hải Minh // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi