Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bánh tiêu, bánh bò, cháo quẩy... đi Tây

Sau khoai, chuối, bắp... đến lượt những món bánh bình dân của miền Tây Nam bộ vừa được các nhà nhập khẩu châu Âu đặt hàng số lượng không hạn chế để cung cấp cho thực khách gốc Á châu.

Những ngày cuối tháng 4.2010 công ty TNHH xuất khẩu nông sản Long Uyên (khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang) tất bật chuẩn bị sản xuất lô hàng 20 tấn bánh da lợn, bánh ít lá gai, bánh dừa, bánh bò, bánh tiêu, cháo quẩy... đông lạnh, đóng container giao cho các nhà nhập khẩu, phân phối ở châu Âu. Ông Phan Quốc Nam, giám đốc công ty Long Uyên, cho biết trước đây công ty đã từng xuất khẩu khoai môn, khoai mì, bắp, chuối nướng, chuối luộc... đông lạnh sang thị trường châu Âu, Mỹ nhưng đây là lần đầu tiên nhận đơn đặt hàng cung ứng nhiều món bánh dân dã.

Ông Nam kể, năm 2009, qua mạng internet và thông tin của bạn bè, thân hữu, khách hàng sống ở nước ngoài, ông phát hiện nhu cầu được thưởng thức những món bánh bình dân của nhiều Việt kiều gốc Nam bộ đang sinh sống ở các quốc gia châu Âu. Trong năm 2009 công ty Long Uyên tổ chức nhiều đợt chào hàng đến các nhà nhập khẩu, phân phối ở châu Âu.

Điều làm công ty Long Uyên bất ngờ là các nhà nhập khẩu cho biết những món bánh này không chỉ phục vụ riêng Việt kiều mà rất nhiều khách hàng là người gốc châu Á, kể cả dân châu Âu, cũng ưa chuộng. Đầu năm 2010 đơn đặt hàng đầu tiên của hai nhà nhập khẩu ở châu Âu đến Việt Nam với số lượng 20 tấn bánh các loại (hai container) và phía khách hàng cho biết đây là các mặt hàng họ sẽ nhập khẩu thường xuyên vì nhu cầu tiêu thụ ở các nhà hàng, siêu thị rất cao, dù tất cả đều phải qua công đoạn cấp đông.

Nhưng khi sản xuất với số lượng lớn, phải bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu, là chuyện không dễ. Ông Nam kể, hàng tháng trời ông phải lùng sục vào tận các lò sản xuất bánh thủ công ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ... để tìm cho bằng được những người làm bánh có chất lượng.

“Hiện nay các nhà nhập khẩu châu Âu đang đề nghị chúng tôi tiếp tục sản xuất, cung ứng thêm một số mặt hàng thực phẩm ăn liền đặc sản, bình dân của vùng sông nước Nam bộ vì nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Đây là cơ hội để nhiều món quà quê bình dị của Việt Nam bước ra thị trường thế giới”, ông Nam tự hào nói.

(Theo Hùng Anh // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Doanh nhân Việt Nam – Campuchia gặp nhau bàn cách gỡ khó
  • Xuất hiện sâu mới phát tán qua Yahoo! Messenger
  • Cách nào giảm thiểu tai nạn lao động?
  • Về Long Khánh hôm nay
  • Liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Khắc phục tình trạng nợ bảo hiểm xã hội
  • Xúc xích Đức Việt về miền núi
  • Cho dòng sữa thơm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi