Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo đảm điện cho phát triển kinh tế-xã hội

 
(Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)

Tại buổi làm việc về xây dựng kế hoạch năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Bộ Công Thương ngày 28/8, Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh khẳng định năm 2010, mục tiêu tổng quát của EVN là tập trung mọi nỗ lực, bảo đảm cung ứng điện để thúc đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.


Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, đảm bảo tiến độ các công trình nguồn và lưới điện trong Quy hoạch điện VI.

Căn cứ định hướng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,5 - 7% của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng điện thương phẩm năm 2010 được EVN đưa ra dự kiến là 13% so với năm 2009 với sản lượng 81,9 tỷ kWh, phù hợp với dự báo trong Quy hoạch điện VI. Với sản lượng điện sản xuất là 61,4 tỷ kWh, mua ngoài là 31,9 tỷ kWh, tăng trưởng điện sản xuất và mua ngoài năm 2010 sẽ là 13,6%.

Về đầu tư xây dựng, mục tiêu năm 2010 là đưa vào vận hành 7 dự án nguồn điện, 10 dự án lưới điện 500kV và 27 dự án lưới điện 220kV do EVN làm chủ đầu tư và chiếm cổ phần chi phối; đồng thời khởi công 4 dự án nguồn mới với tổng công suất 2.216MW, 2 dự án lưới điện 500kV cùng các dự án lưới điện 220kV và 110kV để đáp ứng nhu cầu phụ tải và đấu nối các nguồn điện đưa vào vận hành.

Để thực hiện kế hoạch năm 2010, nhất là mục tiêu quan trọng đảm bảo điện cho phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế xã hội, EVN sẽ khai thác tối ưu các nguồn điện, tăng cường mua điện của Trung Quốc trong mùa khô, vận hành an toàn và truyền tải cao đường dây 500 kV Bắc-Nam, bảo đảm vận hành an toàn lưới điện và rút ngắn thời gian xử lý sự cố.

Bên cạnh đó, các chương trình lớn của EVN như: giảm tổn thất điện năng, tiết kiệm điện, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

EVN cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, đôn đốc nhà thầu và nhất là phối hợp chặt hơn với chính quyền địa phương và các bộ ngành để làm tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư các công trình điện.

Ông Phạm Lê Thanh cũng cho biết hệ thống truyền tải điện đang gần như quá tải, đặc biệt là lưới điện miền Bắc, trong đó có Hà Nội. Hiện miền Bắc chỉ tự túc được 3.600MW công suất trên tổng số 5.800MW.

Trong khi đó, Quy hoạch Phát triển điện VI chỉ tập trung vào phát triển nguồn dựa trên tốc độ tăng trưởng phụ tải từ 20 - 22%. Do vậy, hệ thống lưới truyền tải phải điều chỉnh lại quy hoạch mới mong đáp ứng được nguồn điện phát triển./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • VNPT lại kêu khổ vì cột điện
  • "Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học"
  • Chung tay xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
  • Sang Nga sống chui, về Việt Nam "nằm vạ"
  • Ngành dầu khí học tập tấm gương Hồ Chủ tịch
  • Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn
  • Trình bày báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
  • Thanh lọc sẽ là tất yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi