Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bưu chính, viễn thông Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh

 
Bưu điện Hà Nội. Ảnh: Nguyệt Ánh

Trong ngày Tổng khởi nghĩa 19-8-1945, lực lượng cách mạng đã sớm chiếm lĩnhBưu điện Trung tâm và nhanh chóng tổ chức hệ thống thông tin liên lạcphục vụ cách mạng.

Từđó đến nay, Bưu điện TƯ Bờ Hồ, sau gọi là Bưu điện Hà Nội - tiền thâncủa ngành bưu chính viễn thông Hà Nội hiện nay, đã luôn song hành cùngđất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, hội nhập quốctế.

Ngaysau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thử thách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặcbiệt đến ngành bưu điện. Ngày 17-1-1946, Người đã đi thăm Nhà bưu điệnBờ Hồ. Nói chuyện với CBCNV tại đây, Người căn dặn mọi người hãy ủng hộChính phủ, vượt qua khó khăn tạm thời, góp phần xây dựng đất nước. Sựkiện Bác đến thăm và lời căn dặn của Người được các thế hệ CBCNV ngànhbưu điện luôn ghi nhớ. 64 năm qua, đội ngũ CBCNV Bưu điện TƯ Bờ Hồ đãkhông ngừng học hỏi, sáng tạo để đáp ứng kịp thời yêu cầu về thông tinliên lạc phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Saungày giải phóng Thủ đô, cơ sở vật chất của Bưu điện Hà Nội (lúc đó gọilà Sở Bưu điện và vô tuyến điện) chỉ có nhà bưu điện trung tâm Bờ Hồ và3 bưu cục ở Bạch Mai, Ngã Tư Sở, ga Hàng Cỏ và 1 tổng đài điện thoại1.500 số, khoảng 600 thuê bao... Trong điều kiện khó khăn về trangthiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, nghèo nàn, CBCNV Bưu điệnHà Nội đã có nhiều đóng góp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chiếnđấu, sản xuất. Trong sự nghiệp đổi mới, với phương châm thông tin liênlạc phải tiên phong hội nhập quốc tế, từ việc hiện đại hóa cơ sở hạtầng, tiếp thu công nghệ hiện đại, Bưu điện Hà Nội đã đưa vào khai tháchệ thống tổng đài kỹ thuật số thay thế toàn bộ tổng đài cũ; đồng thời,đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đưa các thiết bị hiện đại vào khai thác và mởthêm nhiều dịch vụ mới. Mạng bưu chính phát triển nhanh với hệ thốngbưu cục rộng khắp với nhiều dịch vụ mới, trong đó có điện hoa, chuyểnphát nhanh EMS... và sau này là hệ thống điểm bưu điện - văn hóa xã,góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Bằng nhữngbước đột phá về công nghệ thông tin với mục tiêu "Số hóa và tin họchóa" Bưu điện Hà Nội là đơn vị đi đầu của toàn ngành bưu chính viễnthông về đưa công nghệ kỹ thuật số và các loại hình dịch vụ mới vàophục vụ thông tin liên lạc.

Đểphát huy thế mạnh của viễn thông, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa bưu chính, từ ngày 1-1-2008, Bưu chính Viễn thông Hà Nội chính thứchoạt động độc lập với tên gọi mới Bưu điện Hà Nội và VNPT Hà Nội. Saukhi mở rộng địa giới hành chính, ngành bưu chính viễn thông Thủ đô lạitiếp nhận địa bàn mới với nhiều cơ hội kinh doanh. Cho đến nay, Bưuđiện Hà Nội quản lý mạng lưới rộng khắp với 184 bưu cục, 378 điểm bưuđiện văn hóa xã, 350 đại lý. Mạng lưới vận chuyển có 15 tuyến đường thưcấp 1, 23 tuyến đường thư cấp 2 và 64 tuyến đường thư cấp 3. VNPT HàNội đã cáp quang hóa đạt tỷ lệ 98% (trừ 1 xã trên địa bàn Hà Tây cũ donằm giữa hồ nên sử dụng sóng viba), phổ cập dịch vụ internet đến 100%xã, phường và các trường học. VNPT Hà Nội có gần 1,5 triệu thuê baođiện thoại các loại và gần 300.000 thuê bao internet. Bưu chính Viễnthông Hà Nội đang không ngừng đổi mới mọi mặt, nâng cao khả năng cạnhtranh để xứng đáng vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn Thủ đô.

(Theo Châu Anh // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Bảo đảm điện cho phát triển kinh tế-xã hội
  • VNPT lại kêu khổ vì cột điện
  • "Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học"
  • Chung tay xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
  • Sang Nga sống chui, về Việt Nam "nằm vạ"
  • Ngành dầu khí học tập tấm gương Hồ Chủ tịch
  • Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị trường tồn
  • Trình bày báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi