So với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi của Việt Nam kém 13,1 cm và nữ kém 10,7cm.
Chơi thể thao để nâng cao tầm vóc và thể lực Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam Theo khảo sát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về thể chất người dân từ 6-60 tuổi ở 22 tỉnh, thành phố vào năm 2000-2001, chiều cao trung bình của nam khoảng 163,7cm, cân nặng 53 kg, chạy tuỳ sức 5 phút đạt 940m. Chiều cao của nữ đạt 153,4cm, chạy tuỳ sức 5 phút đạt 722m. Tầm vóc và thể lực người Việt Nam có sự phát triển rõ rệt so với thời điểm sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi của Việt Nam kém 13,1 cm và nữ kém 10,7cm. Để nhanh chóng nâng cao tầm vóc, sức khoẻ, thể lực của người Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030. Nội dung đề án đưa ra 2 giải pháp là trực tiếp tiến hành đồng thời thể dục thể thao và chăm sóc dinh dưỡng học đường nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam đạt 167cm và 157cm đối với nữ. Về thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh phấn đấu thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở châu Á. Theo lộ trình thực hiện, từ năm 2011-2015 sẽ nghiên cứu triển khai những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc, và chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh từ 6-18 tuổi; thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao. Từ năm 2016-2020 thực hiện mở rộng các giải pháp đồng bộ. Giai đoạn 2021-2030 phổ cập, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam. Lập Ban điều phối quốc gia chỉ đạo thực hiện chương trình Hôm nay 6/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì họp với các Bộ, ngành về Đề án này. Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì phối hợp với các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư… bổ sung nghiên cứu và hoàn thiện các nội dung đặt ra. Trên cơ sở rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển thể dục thể thao trong trường học. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đề án cần xây dựng thêm cấu phần chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 5 tuổi, bởi đây là cái gốc quan trọng trong việc hình thành nên thể lực và thể hình của trẻ. Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì xây dựng nội dung này. Về vấn đề giáo dục thể chất và thể thao, Phó Thủ tướng cho rằng, trục chính trong việc thực hiện đề án phải thông qua nhà trường nhưng ngành Thể thao phải chủ trì về phương pháp thực hiện. Ngoài ra, để thúc đẩy các hoạt động thể thao của thanh niên ngoài nhà trường cần có nhiều trung tâm thể thao. Về công tác tuyên truyền, cần kết hợp các biện pháp truyền thông trực tiếp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, hệ thống của ngành văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Về kinh phí, các nội dung phát sinh cần được đăng ký bổ sung. Cơ bản hoàn thành cơ sở vật chất và triển khai dự án trong vòng 10 năm để đến 2020, 100% bà mẹ được tư vấn về sức khoẻ sinh sản, dinh dưỡng cho trẻ, 100% cơ sở rèn luyện thể dục thể thao được đưa vào sử dụng… Về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng đề nghị thành lập Ban điều phối Quốc gia và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực. Ban điều phối chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng đề án trong chương trình. Hàng năm có sơ kết và 3 năm phải tổng kết về tình hình thực hiện. (Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com