Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Câu chuyện của một ngư dân gốc Việt tại Louisiana

Hàng chục tàu đánh bắt tôm tại vịnh Mexico đang nằm ụ tại bến. Trong số đó, có chiếc St. Martin của một ngư dân Mỹ gốc Việt tên Thuong Nguyen. Ông tâm sự bằng tiếng Việt: "Cuộc sống rất khó khăn".


Thuong Nguyen, 50 tuổi, sống trên thuyền đánh bắt tôm ở Venice, Louisiana. Ảnh: New York Times

Đây không phải là thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức mà chính vì lệnh cấm đánh bắt cá tại vịnh, do dầu từ giàn khoan tràn ra biển thảm hoạ nghiêm trọng nhất trong lịch sử khai thác dầu tại vùng biển của Mỹ.

Cuộc sống gián đoạn vì... dầu

Với ông Thuong Nguyen, cuộc sống giờ khó khăn hơn khi nghề kiếm cơm bị gián đoạn. Lẽ ra ông chuẩn bị cho chuyến ra khơi 10 ngày tiếp theo, nhưng giàn khoan dầu phát nổ và chìm gần hai tuần trước đã khiến ông phải ngồi nhà.

Ngoài việc 11 công nhân tử vong, giếng dầu bị phá hủy, tình trạng dầu từ giàn khoan rò rỉ ra biển đang làm đau đầu không chỉ nhà chức trách mà cả người dân. Vịnh Mexico, ngư trường tốt nhất, nơi cung cấp 1/5 hải sản cho nước Mỹ phải đóng cửa ít nhất 10 ngày.

Ngưng đánh bắt hải sản có thể gây khó khăn hoặc thậm chí phá hủy cuộc sống của hàng trăm người đang kiếm sống và sinh sống trên thuyền bè. Tất cả những gì họ có thể làm giờ đây là sơn quét, cạo gỉ, và để thuyền nằm "nghỉ". Phần lớn tàu thuyền đánh bắt hải sản tại Marina Venice, Louisiana đều donhững gia đình ngư dân gốc Việt sở hữu, nhiều người định cư tại đây từ 20 năm trước.


Nhiều thuyền bè, do người Mỹ gốc Việt làm chủ, phải nằm ụ tại bến ít nhất 10 ngày do ảnh hưởng vụ tràn dầu. Ảnh: Reuters

Tất cả trông mong vào chiếc tàu

Đến Louisiana năm 1991, ông Nguyen kết hôn với một người Mỹ, bà Dorothy và có bốn con. Ban đầu, ông làm việc trong một xưởng pin tại St. Joseph, Missouri. Sau đó, ông chú của ông đề nghị ông lên tàu đánh bắt tôm làm việc.

Vợ chồng ông cùng bốn người con sống trong một chiếc xe toa tại Buras, cách Venice vài dặm về phía bắc. Cuối cùng, ông cũng kiếm đủ tiền mua con tàu St. Martin, tự mình ông là chủ thuyền ra khơi.

Năm 2005, cơn bão Katrina tấn công khi gia đình ông đi vắng. Tất cả những vật dụng của gia đình đều mất, tiếc nhất là những bức ảnh của gia đình ông ở Việt Nam. Cuối cùng ông cũng tìm thấy con tàu St. Martin bị trôi đi vài dặm, chưa bị phá hủy, ông dùng nó làm nơi sinh sống của gia đình. Gia đình ông bắt đầu cuộc sống trở lại ở Missouri.

Sự cố tràn dầu khiến kế hoạch đánh bắt hải sản bị gián đoạn, và chưa ai khẳng định quá trình làm sạch dầu sẽ tiến triển thế nào và không có gì đảm bảo rằng sau 10 ngày ngư dân có thể đánh bắt trở lại. Ông Nguyen không có trình độ trung học, và đánh bắt tôm là tất cả những gì ông biết.

"Công ty và chính phủ đều không có câu trả lời chính xác", ông Nguyen nói. Mới đây, ông tham gia một khóa huấn luyện do công ty BP tuyển dụng và tổ chức tại địa phương nhằm hỗ trợ việc làm sạch vệt dầu đang loang rộng trên vịnh Mexico.

(Theo  // SGTT Online // New York Time, Miami herald)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Miền Bắc tiếp tục gặp khó về nguồn điện
  • Hoàn tất dìm đốt số 3 công trình hầm Thủ Thiêm
  • Lương tối thiểu chưa phải “khuôn vàng, thước ngọc”
  • Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (5/7/1954-5/7/2010): Điện Biên Phủ: Nhớ lại để suy ngẫm
  • Phạm Tuân: Đời là quá trình không ngừng học hỏi
  • Chống dịch lợn tai xanh: Chủ động, quyết liệt hơn nữa
  • Chính thức ngừng hoạt động bến phà Cần Thơ
  • Hàng Việt Nam: nỗ lực làm mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi