Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chất lượng ngày làm việc thứ bảy

Thực hiện Quyết định số 14/2010/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-4-2010, một số cơ quan, đơn vị Nhà nước bắt đầu tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hằng tuần để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là những thành phố lớn đã tổ chức  làm việc buổi sáng thứ bảy để tiếp nhận và giải quyết TTHC đối với hầu hết các lĩnh vực liên quan đến đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Việc tổ chức làm thêm thứ bảy thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong công tác cải cách TTHC và phần nào cho thấy sự chuyển biến tích cực của cơ quan công quyền trong phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc lựa chọn những loại TTHC phù hợp với thực tế để tổ chức tiếp nhận, giải quyết ngày thứ bảy, tránh lãng phí nhân lực công chức và bảo đảm chất lượng công việc, vì theo Quyết định số 14, công chức làm việc thứ bảy sẽ được bố trí nghỉ vào ngày khác trong tuần. Theo khảo sát sơ bộ tuần đầu tiên thực hiện tổ chức làm việc thứ bảy, nhu cầu giải quyết TTHC của người dân ở mỗi địa phương khác nhau. Ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, công việc giải quyết trong ngày thứ bảy rất nhiều, trong khi ở các địa phương khác lại ít, thậm chí có sự chênh lệch về số lượng người dân đến giải quyết TTHC ngay trong cùng một địa phương. Những loại TTHC liên quan trực tiếp đến từng người dân, hộ dân, như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, Giấy phép xây dựng, Giấy khai sinh, hộ khẩu, hộ tịch... có số lượng người đến thực hiện trong ngày thứ bảy rất lớn và nhận được sự đồng tình ủng hộ cả phía giới công chức và người dân. Tuy nhiên, việc tiếp nhận, giải quyết nhiều loại TTHC đặc thù, phức tạp liên quan chủ yếu đến tổ chức, doanh nghiệp, như Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh... thì chưa mang lại hiệu quả cao. Theo phản ánh của bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép đầu tư của Sở Kế hoạch - Ðầu tư một số địa phương, thời gian cấp giấy phép kéo dài chủ yếu nằm ở khâu thẩm định hồ sơ chứ không phải ở khâu thu nhận hồ sơ. Do vậy, cần bố trí làm thêm giờ ở khâu thẩm định hồ sơ (công việc chủ yếu thực hiện tại doanh nghiệp, ngân hàng...) vào ngày thứ bảy, tránh việc "dàn hàng ngang" tại khâu thu nhận hồ sơ. 

Từ thực trạng nêu trên, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ thực tế công việc, đặc thù ngành mình, địa phương mình để đưa ra quyết định lựa chọn các TTHC giải quyết trong ngày thứ bảy đạt hiệu quả cao, nhằm bảo đảm chất lượng công việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, cũng như không lãng phí thời gian  của công chức.

Ðồng thời, cần chú trọng thông tin đầy đủ, cụ thể lịch làm việc ngày thứ bảy của các cơ quan Nhà nước đến người dân. Tăng cường giáo dục về ý nghĩa của ngày làm việc này cho đội ngũ cán bộ, công chức để chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.

(Theo Báo Nhân dân)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi