Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cháy” tài xế có bằng FC

Tài xế có bằng FC phải biết xử lý các tình huống như xe mắc kẹt, bị hư hỏng

Hiện tài xế có bằng FC tại TP HCM chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của các DN trong khi thời hạn 1/7/2010 chỉ còn hơn 2 tháng.

DĐDN đã có nhiều phản ánh về băng lái FC trong đó có nội dung Quyết định 977/QĐ- BGTVT với việc gia hạn cho tài xế lái xe tải nặng, xe container kéo sơmi rơmooc, thay vì từ ngày 1/5/2009 phải có bằng lái xe hạng FC theo Luật GTĐB, thì được gia hạn đến ngày 1/7/2010. Ngoài ra, QĐ 977 còn xét đặc cách tùy đối tượng, cấp bằng FC cho các tài xế có GPLX hạng C, D, E và có đủ thâm niên 3 năm và 50.000 km lái xe an toàn. Tuy nhiên, liệu thời gian có kịp ?

Không thể kịp

Luật GTĐB quy định “Giấy phép lái xe hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơmoóc, đầu kéo kéo sơmi rơmoóc”. Để thực hiện quy định này, ngày 15/4/2009, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 977/QĐ-BGTVT. Ngày 23/4/2009 Cục đường bộ có Công văn số 1497/CĐBVN-QLPT & NL hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 977/QĐ-BGTVT.

Thực hiện các chỉ đạo trên, thời gian qua dù  TP HCM đã rất cố gắng đào tạo, chuyển đổi GPLX để tài xế lái xe kéo rơmoóc, sơmi rơmoóc có bằng lái hạng FC theo quy định nhưng dù thời điểm có hiệu lực đối GPLX hạng FC đã đến gần TP HCM vẫn không đủ tài xế có bằng lái xe hạng FC. Cụ thể, theo số liệu của Sở GVTT, đến hết tháng 3/2010, các Trung tâm sát hạch lái xe của thành phố mới cấp đổi GPLX hạng FC cho  1.553 người. Trong đó, chuyển đổi GPLX cho đối tượng ưu tiên theo QĐ 977 được 1.393 người, và 140 người thuộc dối tượng mới đăng ký  không được ưu tiên.

Theo HHVTHH TP HCM hiện còn hơn 800 người  trong tổng số 2.222 người thuộc các đối tượng ưu tiên, dù đã đăng ký trong thời hạn theo QĐ 977 nhưng chưa được kiểm tra cấp đổi GPLX hạng FC. Hiện tại TP HCM đang có khoảng 13,000 xe container đầu kéo kéo rơmoóc, sơmi rơmoóc, nếu áp dụng đúng Luật GTĐB thì đến ngày 1/7/2010, sẽ có khoảng 90% xe đầu kéo rơmooc, sơmi rơmooc tại TP HCM không có tài xế có bằng FC điều khiển.

Bó “chân” DN vận tải

Ông Minh Thành - GĐ Cty TNHH giao nhận TM, vận tải Minh Thành là một DN lớn về xe container tại TP HCM khẳng định: Hiện có hai cách sử dụng tài xế lái xe nặng. Các DN lớn, lâu đời và có từ vài chục đầu xe thì sử dụng tài xế theo kiểu cha truyền con nối, DN đào tạo, giúp tài xế có bằng lái, biết xử lý tình huống như xe bị sa lầy, bị hư hỏng nhẹ... những vấn đề mà trường dạy lái xe không hề dạy mà chỉ tích lũy được tại DN. Tuy nhiên, ông Thành cũng thừa nhận đang có rất nhiều DN, chủ yếu là DN nhỏ có ít đầu xe sử dụng tài xế thời vụ, “nhảy cóc”... Tức là DN cứ vài tháng thậm chí, hoặc khi có hàng thì mới thuê tài xế. Nguyên nhân là số lượng đầu xe tăng ngày một nhanh mà số lượng tài xế đạt yêu cầu không đáp ứng kịp, và do nhiều DN không chủ động được nguồn hàng nên không thể nuôi “quân” thường trực. Tình trạng này đẩy nhiều DN vào tình thế dễ bị mất hàng, dễ bị tài xế lừa cướp hàng, dễ thuê trúng tài xế có bằng lái dởm. Ông Thành kể cách đây 2 ngày, một DN gần Cty ông đã thuê trúng một tài xế có bằng lái dởm, bị CSGT phát hiện nên cũng bị liên đới tốn kém phiền phức.

Một DN rất nổi tiếng tại TP HCM về xe đầu kéo siêu trường siêu trọng cho biết số tài xế có bằng FC tại DN mình chỉ mới đáp ứng một nửa số đầu xe. Nguyên nhân là dù DN đã thông báo, làm hồ sơ dùm cho tài xế nhưng vẫn vướng nhiều vấn đề như: Tài xế lái xe nặng có khả năng lái xe thực tế phần lớn dù đã có bằng lái hạng C, D, E, nhưng vẫn thiếu tiêu chuẩn cần có để được chuyển đổi bằng lái sang hạng FC như thiếu bằng cấp 3 (THPT), hồ sơ lý lịch không rõ ràng... Tuy nhiên, DN buộc vẫn phải sử dụng tài xế chưa có bằng FC vì thực tế đang rất thiếu tài xế.  DN chỉ “dám” động viên, giúp tài xế đổi bằng lái sang hạng FC,  mà không dám bắt buộc. Nếu từ ngày 1/7 tới, CSGT làm gắt thì DN sẽ rất khó khăn khi phải kiếm cho ra tài xế có bằng FC.

Thiết nghĩ, Bộ GTVT cần nhìn nhận thực tế, có phương án giúp DN giải quyết các khó khăn, cụ thể như vấn đề thiếu tài xế có bằng FC, vấn đề xe quá tải...

HHVTHH TP HCM mong Bộ GTVT gia hạn thêm một năm

HHVTHH TP HCM vừa có CV số 11/HHVT gửi Bộ GTVT phân tích ba nguyên nhân khiến cho số tài xế có bằng FC không đủ số lượng theo thời gian quy định:

1/ Quyết định số 977/QĐ –BGTVT đã giới hạn thời gian đăng ký danh sách đối với các đối tượng thuộc diện được đặc cách chỉ trong vòng một tháng,  tính từ ngày văn bản được phát hành (15/4/2009 đến ngày 15/5/2009). Trên thực tế, khi QĐ 977 về đến Sở GTVT để triển khai thì chỉ còn 15 ngày để DN đăng ký với Sở GTVT nên DN không chuẩn bị kịp.

2/ Điều kiện vật chất của các Trung tâm sát hạch GPLX hạng FC còn thiếu, chưa đáp ứng  nhu cầu dạy và học  thực tế.

3/ Điều kiện cần và đủ để người  không thuộc diện đặc cách, theo QĐ 977 được phép đăng ký tham gia khóa học tại các cơ sở đào tạo lái xe để chuyển đổi GPLX sang hạng FC quá khó, cụ thể: Phải có GPLX hạng C, D, E; phải đủ 24 tuổi...

CV 11/HHVT kết luận: Việc chậm trễ trong chuyển đổi GPLX sang hạng FC chủ yếu do nguyên nhân khách quan từ các cơ quan nhà nước. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN, và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa phát triển kinh tế đất nước. HHVT HH TP HCM kính đề nghị Bộ GTVT xem xét tiếp tục cho lùi thời hạn áp dụng quy định của pháp luật đối với người lái xe đầu kéo rơmooc-sơmi sơmoóc phải có GPLX hạng FC thêm 1 năm (đến 1/7/2011). Đồng thời tiếp tục xét đặc cách chuyển đổi GPLX theo quy định của QĐ 977/QĐ –BGTVT.<

(Theo Khắc Dũng // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi