Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiết nạp ga lậu: Báo động đỏ

Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng cũng đã tích cực kiểm tra hoạt động chiết nạp khí hóa lỏng LPG (còn gọi là gas), song vi phạm trong lĩnh vực này vẫn khá phổ biến với nhiều mánh lới, thủ đoạn gian dối, móc túi khách hàng. Đặc biệt tình trạng chiết nạp gas lậu, nhái các nhãn hiệu có thương hiệu diễn ra khá phức tạp. 

Lực lượng quản lý thị trường đang kiểm tra tại cơ sở gas Kim Hạnh

Toàn tỉnh hiện có 8 trạm chiết nạp gas, bao gồm 4 trạm tại huyện Châu Đức; còn Long Điều, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và TP Vũng Tàu, mỗi địa bàn có 1 trạm.

Chiết nạp gas lậu  hoành hành

Từ tháng 10/2010 đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã kiểm tra phát hiện 2 trường hợp vi phạm trong kinh doanh, triết nạp gas. Đợt kiểm tra mới đây nhất, đầu tháng 12/2011, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện một trạm chiết nạp gas lậu ở huyện Châu Đức với số lượng bình gas vi phạm rất lớn.

Tại trạm chiết nạp LPG gas Kim Hạnh (ấp Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức), Đội Quản lý thị trường số 1 đã bắt quả tang cơ sở này đang hoạt động chiết nạp gas lậu. Qua kiểm kê, lập biên bản tại hiện trường, đoàn đã phát hiện trong trạm chứa trái phép 888 bình LGP của 42 nhãn hiệu khác nhau. Trong đó có các thương hiệu: PM gas, Vgas, Saigon gas, Shell gas, MK gas... mà  không có hợp đồng thuê nạp LPG của các hãng nói trên với trạm nạp, đồng thời gắn niêm màng co của nhiều loại thương hiệu. Trong phòng điều hành của trạm chiết nạp này có đến 1.825 niêm màng co của 20 nhãn hiệu gas khác nhau, 137 tem chống hàng giả...

Cũng tại thời điểm bị bắt quả tang, giấy tờ mà đại diện DNTN Kim Hạnh xuất trình với đoàn kiểm tra cho thấy: thương hiệu đăng ký của DNTN Kim Hạnh duy nhất là VĐ gas. Đại diện DN này cho biết do số lượng bình VĐ gas chưa đủ (500 bình) nên DN chưa nạp gas để kinh doanh trên thị trường. Tuy báo với lực lượng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ gas mà DNTN Kim Hạnh nhập về là từ Cty CP MT gas ở tỉnh Long An, song đại diện của DNTN Kim Hạnh không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan.

Cũng theo khai báo của đại diện DNTN Kim Hạnh, DN này  có đến 7 đại lý gas đang hoạt động ở địa bàn các huyện: Châu Đức, Tân Thành, TX Bà Rịa, thuộc tỉnh BR-VT và một số huyện ở tỉnh Đồng Nai.

Được biết, trước đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cũng đã phát hiện một số DN vận chuyển gas giả mạo các nhãn hiệu, không đúng nguồn gốc xuất xứ, gồm: DNTN Đại Hùng, TP Vũng Tàu vận chuyển 47 bình gas giả nhãn hiệu Petrovietnam gas; Một trạm ở Tân Thành vận chuyển 98 bình, giả mạo nhãn hiệu của 7 - 8 thương hiệu; Một trạm gas ở Long Điền vận chuyển 100 bình, cũng giả mạo nhãn hiệu của 7 - 8 thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, khi bị phát hiện các cơ sở này chỉ khai báo mua hàng trôi nổi trên thị trường nên không thể phát hiện được danh tánh, địa chỉ trạm chiết nạp lậu. Chi cục Quản lý thị trường đã xử phạt DNTN Đại Hùng 34.622.500 đồng, trạm đóng trên địa bàn huyện Tân Thành 96 triệu đồng và trạm đóng trên địa bàn huyện Long Điền 100 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Viết Dũng, Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường, thường các trạm chiết nạp gas lậu nằm ở vùng sâu, vùng xa, cách xa các khu dân cư, vì thế, việc kiểm tra phát hiện các vi phạm rất khó. Để có thể bắt quả tang, làm cơ sở xử lý vi phạm, lực lượng chức năng đã phải mất rất nhiều thời gian theo dõi, thậm chí phải phục kích nhiều ngày.

Vẫn... tìm cách xử lý

Thường các trạm chiết nạp gas lậu nằm ở vùng sâu, vùng xa, cách xa các khu dân cư, vì thế, việc kiểm tra phát hiện các vi phạm rất khó khăn.

Theo đại diện Sở Công thương tỉnh, các cơ sở chiết nạp gas lậu thường sử dụng vỏ bình gas cũ đã được sơn phết lại, nhìn bề ngoài có vẻ rất mới, nhưng lại là bình cũ, có khi chưa được kiểm định lại nên tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa cháy nổ. Trong khi, hầu hết các cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng, các đại lý gas trên địa bàn tỉnh chưa có thiết bị chống sét ở nơi chứa hàng, không có lối thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, kho chứa không có mái che nên vỏ bình gas thường tập kết lộ thiên ngoài trời... Đây là mối đe dọa hết sức nguy hiểm.

Trước tình trạng này, tại buổi làm việc của Hiệp hội Gas VN với Sở Công thương mới đây, bà Lê Thị Anh Mẫn - Chủ tịch Hiệp hội Gas VN kiến nghị, để làm trong sạch thị trường gas, trong thời gian tới Ban lãnh đạo Công an tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương để điều tra, xử lý, bởi gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và rất dễ cháy nổ.

Ông Phan Hữu Thịnh - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cũng đề nghị Hiệp hội cần tăng cường tuyên truyền đến các thành viên thực hiện đúng các quy định trong kinh doanh gas. Ngoài ra, các DN kinh doanh các thương hiệu gas uy tín cũng cần phải chủ động bảo vệ mình, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các màng co, không để tuồn ra ngoài. Vì trên thực tế, việc phát hiện các màng co thật giả cũng rất khó, vì cũng có những màng co thật do chính các nhân viên tuồn ra ngoài. Bên cạnh đó, ngay các đơn vị bị làm giả nhãn hiệu cũng cần phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng để tìm cách xử lý.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cuộc chiến giữ rừng và những chuyện “ngoài báo cáo”
  • 1.001 chiêu tăng giá của các chủ nhà trọ
  • Sắp có đường bay thẳng Kuala Lumpur – Đà Nẵng
  • Xe khách thua... xe “dù”
  • Ra mắt dịch vụ cúng giỗ online đầu tiên tại Việt Nam
  • Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt?
  • Số hộ thiếu đói đã giảm
  • Cắt giảm đầu tư công: Làm gì khi tỉnh thành “chần chừ”?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi