Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xe khách thua... xe “dù”

Vắng khách, các xe khách trong bến kiêm luôn việc chở hàng (ảnh chụp tại Bến xe Miền Đông)

Trước thực trạng xe dù lộng hành giành giật khách, hàng chục DN vận tải đã đồng loạt gửi văn bản kiến nghị tới Bến xe miền Đông (BXMĐ), UBND TP HCM... chỉ mặt đích danh từng nhà xe hoạt động trá hình, núp bóng.

Các Cty này cũng đồng thuận đưa ra giải pháp: Đối với loại xe “dù” trên 9 chỗ ngồi, cấm đón khách ở khu vực trung tâm, nếu là xe du lịch, phải được cơ quan chức năng cấp phép từng chuyến.

Điểm mặt xe “dù”

Để hạn chế phương tiện giao thông vào nội thành, góp phần giảm bớt kẹt xe, bằng nỗ lực của mình, chính quyền thành phố đã tiến hành di dời các tuyến xe khách ra hai bến xe liên tỉnh miền Đông và miền Tây hiện nay. Tuy nhiên thời gian gần đây, một số DN vận tải đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý để đưa xe khách hoạt động theo tuyến cố định vào nội thành, dưới hình thức “opentour” mà thực chất là hoạt động vận tải hành khách tuyến liên tỉnh cố định.

Ông Nguyễn Đức Trọng, Chủ nhiệm HTX VT- DL Thắng Lợi cho biết: hiện có một số đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động trên lộ trình TP HCM - Bà Rịa Vũng Tàu núp bóng du lịch bằng cách có xe chạy vào bến cho có lệ, cứ độ 10 chiếc một ngày nhưng chạy ngoài trên 100 chiếc một ngày làm 2 tour vào Q 1, TP HCM. Điển hình như nhà xe Hoa Mai chạy trên đường Nguyễn Thái Bình. Khi khách đủ sổ thì phòng vé gọi xe chạy lại lấy khách đi không có vé. Xe hoạt động suốt ngày đêm với tần suất chuyến cao, nhà xe Hoa Mai thực chất chỉ là bến dù trá hình, dù đã tồn tại suốt 3 năm nhưng vẫn chưa bị cơ quan chức năng xử lý.

Không những vậy, theo nhiều DN kinh doanh vận tải hành khách, lợi dụng những kẽ hở của các văn bản luật trong ngành hiện nay, nạn xe “dù” ngày càng hoạt động rầm rộ. “Điều đó, buộc nhiều hãng xe chất lượng cao, hoạt động theo tuyến cố định cũng phải bắt khách dọc đường vì nếu chỉ đón khách trong bến thì nhiều chuyến lỗ nặng, không đủ tiền đổ dầu” - một tài xế Cty Cúc Tùng tâm sự.

Cũng theo phản ánh của một số DN, loại hình dịch vụ này bắt đầu từ năm 2005, khi đó chỉ có DN Hoa Mai tổ chức bán vé và đưa rước khách trên đường Nguyễn Thái Bình, đến nay đã phát triển thêm nhiều DN như: Thiên Phú, Minh Thắng và những Cty khác ngoài hình thức “open tour” còn sử dụng hình thức đưa đón khách đi thăm khám bệnh tại các bệnh viện trong thành phố nhằm đón bệnh nhân và người nhà xuất viện. Một số DN vận tải hành khách bằng ôtô như: Cúc Tùng lộ trình Khánh Hòa - BXMĐ, Anh Khoa lộ trình Buôn Mê Thuột - TP HCM, Phi Hiệp: Bình Thuận - Sài Gòn... cũng bức xúc với vấn nạn xe “dù” và kiến nghị: Nếu thành phố không giải quyết triệt để nạn xe “dù”, bến cóc thì không lâu nữa, những DN vận tải trong bến sẽ phải... chuyển nghề.

“Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đối với các hành vi xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Khoản 1, điều 17, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Trước những bức xúc của DN đồng ngành, ông Nguyễn Ngọc Thừa, GĐ Bến xe Miền Đông cũng phải thừa nhận một thực tế mỗi ngày các nhà xe “dù” núp bóng vận chuyển đi Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết hoạt động trên địa bàn Q1, Q 5 và Q Tân Bình... có thể rước trên 10.000 hành khách/ngày. Vô hình trung, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh do xe “dù” trá hình có lợi thế khi rước khách trong nội thành, gây ảnh hưởng lớn đến các DN làm ăn chân chính. Ông Thừa cho rằng, nếu như tất cả các DN vận tải đều xin mở trạm du lịch lữ hành trá hình tại thành phố thì thật... loạn.

Vi phạm nghiêm trọng

Do không phải đón khách tại bến, các đoàn xe này hoạt động không bị kiểm tra theo các quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng ôtô như: Sổ nhật trình, phù hiệu tuyến cố định, bảo hiểm, lệnh vận chuyển... Ngay cả về giá vé không bị các cơ quạn chức năng kiểm tra, giám sát; gây thất thoát hàng chục tỷ đồng mỗi năm tiền thuế mà các xe này phải nộp ngân sách (10% thuế GTGT, hay 5% đối với thuế khoán). Chính vì vậy, theo ông Huỳnh Minh Hoàng, GĐ Cty TNHH DV- VT Ô tô Hoàng Sơn: “Dưới góc độ DN vận tải chúng tôi thấy việc làm của các nhà xe trên đã vi phạm nghiêm trọng về kinh doanh và và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô theo Nghị định 91, gây xáo trộn chung; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trong kinh doanh vận chuyển hành khách giữa các DN vận tải với nhau”.

Thực tế Nghị định 34 của Chính phủ đã có chế tài xử phạt khá nặng. Tuy nhiên, dường như chế tài xử phạt này vẫn chưa đủ sức làm chùn tay các DN xe “dù” và việc giải quyết triệt vấn nạn xe “dù”, bến cóc vẫn là bài toán nan giải.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi