Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để nữ trí thức tận dụng được cơ hội của CNH-HĐH

Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đã tạo ra thời cơ lớn để nữ trí thức phát huy khả năng, tuy nhiên các văn bản chính sách vẫn chưa đủ độ “nhạy cảm giới” cần thiết để khuyến khích họ.

Lực lượng trí thức nữ hiện vẫn rất khiêm tốn

Vị trí quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức, sự đóng góp của nữ giới trong phát triển đất nước và đặc biệt là những giải pháp để phát huy vai trò của nữ trí thức đã được nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học thảo luận tại hội thảo "Nữ trí thức Việt Nam với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" diễn ra hôm nay (16/3).

Tiềm năng của phụ nữ đóng góp cho sự phát triển, cho tiến trình CNH-HĐH của đất nước rất lớn nhưng tỷ lệ đội ngũ nữ trí thức, đặc biệt là ở trình độ cao, vẫn còn rất khiêm tốn (chiếm khoảng 20% tổng số trí thức).

Khó thực hiện vai trò “kép”

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thanh Hoà chỉ ra rằng, trong hơn 50 năm qua, đội ngũ nữ trí thức trong các ngành khoa học của Việt Nam nhìn chung đã tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nhưng nếu so với tỷ lệ nữ dân số (trên 51%) và khả năng của họ thì số lượng nữ trí thức vẫn rất khiêm tốn. Bà Hòa dẫn chứng: Cho dù số lượng phụ nữ có bằng cử nhân đã tăng lên đáng kể, nhưng ở bậc sau đại học, tỷ lệ nữ tiến sỹ chỉ có 14,7%, nữ giáo giáo sư 3,3%. Ở nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học công nghệ, tỷ lệ nam thường gấp 6 – 15 lần nữ.

Theo đánh giá của các nữ trí thức, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cơ hội nghiên cứu khoa học của nữ trí thức không bằng nam giới là do thiếu những chính sách khuyến khích các nhà khoa học nữ. Có một số nơi đã có chế độ riêng dành cho nữ trí thức, nhưng vẫn chỉ là cá biệt, như tại Học viện Chính trị hành chính Quốc gia, nữ học viên cao học được hỗ trợ cao hơn nam 200.000 đồng/tháng.

Theo Giám đốc trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương Nguyễn Thị Thu Hà, thực tế, các văn bản chính sách không có định kiến giới nhưng chưa đủ độ “nhạy cảm giới” cần thiết để tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, khuyến khích các nhà khoa học nữ.

Bà Hà nêu ví dụ, các văn bản hiện hành quy định “cần có chế độ trợ cấp cho cán bộ nữ được cử đi đào tạo” nhưng lại không chỉ ra mức và nguồn kinh phí cụ thể nên việc áp dụng rất khó khăn. Hoặc chính sách quy định tạo điều kiện cho phụ nữ mang theo con nhỏ khi tham gia học tập nhưng trên thực tế, hầu hết các trường đào tạo cán bộ không có nhà trẻ.

Tiền lương, thu nhập thấp cũng là một trong những băn khoăn của các nữ trí thức, đặc biệt là nữ trí thức trẻ. Tính trung bình, một nữ trí thức độ tuổi 25 – 35, có trình độ đại học lương tháng khoảng 1,5 triệu đồng - xấp xỉ thu nhập của công nhân trong khu chế xuất. Điều này khiến phụ nữ khó phấn đấu, thực hiện “vai trò kép” ở gia đình và xã hội.

CNH-HĐH tạo cơ hội cho nữ trí thức

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng CNH-HĐH đã tạo môi trường rộng lớn để phụ nữ phát huy khả năng bản thân - Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khẳng định, nữ trí thức đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại… Để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, cần xây dựng đội ngũ nữ trí thức có số lượng, trình độ cao và cơ cấu hợp lý.

Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, CNH-HĐH đã làm xuất hiện cơ cấu ngành nghề đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng như môi trường rộng lớn để phụ nữ, trong đó có nữ trí thức, phát huy khả năng của bản thân.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra tại hội thảo để nữ trí thức tận dụng được cơ hội này, trong đó có những kiến nghị có ý nghĩa thực tế lâu dài.

Trưởng Ban Lý luận Dân tộc và Giới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đỗ Thị Thạch đề xuất: “Cần khuyến khích nữ sinh học lên cao, nhất là nữ sinh vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cấp học bổng và có chính sách hỗ trợ cho họ. Khích lệ học sinh nữ theo học các ngành khoa học mới, các ngành ứng dụng để giúp cho đội ngũ trí thức nữ đa dạng về cơ cấu, ngành nghề, có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao”.

PGS.TS Trần Thị Vân Thi, Trường Đại học Khoa học Huế nêu vấn đề, đã có chính sách rất tốt hỗ trợ chị em nghèo chăn nuôi làm kinh tế, sinh viên vay vốn học tập, vậy tại sao không có chính sách cho vay với lãi suất hợp lý để các nữ trí thức trong các trường đại học chủ động học ngoại ngữ, chuyên môn, nâng cao học vị…?

Một kiến nghị đáng chú ý được nhiều đại biểu đồng tình là thành lập một tổ chức riêng, chính thức của nữ tri thức để họ có thể trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ quan điểm. Đây sẽ diễn đàn để các nhà khoa học, nữ trí thức thể hiện tiếng nói, giúp đội ngũ nữ trí thức phát triển cả về số lượng, chất lượng.

Ngoài ra, các đại biểu cũng kiến nghị rà soát, bổ sung xây dựng những chính sách phù hợp nhằm tăng cơ hội cho nữ trí thức, chẳng hạn như các quy định về tuổi nghỉ hưu, tuổi học tập, tuổi đề bạt; nâng cao chất lượng hệ thống an sinh xã hội để phụ nữ vừa gánh vác tốt việc xã hội và làm tròn vai trò của mình trong gia đình.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Chùm ảnh: Tẻ ngắt hàng hiệu đầu năm
  • Đừng để hiểu nhầm
  • Giá và người nghèo
  • Hưởng ứng "Giờ trái đất": Tiết kiệm 500.000 kWh điện
  • 180 triệu USD đầu tư trường đại học quốc tế công lập đầu tiên
  • Mít tinh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ có lễ diễu binh
  • Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới gia tăng khai thác thị trường Việt Nam
  • Sẵn sàng “hành động nhỏ cho thay đổi lớn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi