Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó lớn lên

Có 3/4 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải đi vay từ bạn bè hoặc vay nặng lãi… Thông tin được ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho biết trong cuộc toạ đàm “Chiến lược cho các DNVVN Việt Nam vượt qua khủng hoảng” vào ngày 4.5, do hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) phối hợp với câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn và báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức.

Hiện nay, Việt Nam có 450.000 doanh nghiệp được thành lập theo luật Doanh nghiệp. Trong đó 97% DNVVN.

DNVVN tạo được 90% công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhưng khu vực này, theo ông Thông cũng đang đối mặt với ba vấn đề nan giải.

Thứ nhất, quy mô DNVVN quá nhỏ, trong khi các doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh quá lớn, là một hạn chế khiến DNVVN không tạo được tác động lan toả tốt, đặc biệt là từ kỹ năng, công nghệ.

Thứ hai, DNVVN thành lập dễ nhưng rất khó lớn lên. Cuộc khảo sát cho thấy, 1/4 số doanh nghiệp trước đây không đăng ký kinh doanh muốn đăng ký hoạt động chính thức, thì cùng với việc đăng ký, việc “đút dưới gầm bàn” lại tăng lên. Hàm nghĩa chi phí để hoạt động kinh doanh của DNVVN tăng cao, cản trở họ lớn lên.

Thứ ba, việc tiếp cận được vốn từ nguồn chính thức là rất thấp, nên khối doanh nghiệp này rất khó đổi mới công nghệ, tìm ra cách thức sản xuất mới. Theo đó, có 3/4 DNVVN đã vay từ nguồn vốn phi chính thức, từ bạn bè, vay nặng lãi.

Chỉ có các doanh nghiệp lớn may ra mới phát hành trái phiếu được, còn huy động vốn qua thị trường chứng khoán hầu như rất ít. Ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến DNVVN, tuy nhiên, họ lại không thực hiện đánh giá định mức tín nhiệm cho doanh nghiệp.

Ở các nước, nếu định mức tín nhiệm của một doanh nghiệp cao, thì tỷ lệ thế chấp rất nhỏ. Ở Việt Nam, tỷ lệ tài sản thế chấp của doanh nghiệp khi vay ngân hàng đến 80 – 90%. Chính phủ ngày càng quan tâm khối DNVVN thông qua việc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ thuế, lập ra những hình thức bảo lãnh tín dụng… Những cách làm này phần lớn đều không thành công.

Thí dụ, Việt Nam có rất nhiều quỹ hỗ trợ DNVVN ở nhiều tỉnh thành, nhưng khảo sát cho thấy chỉ có hai tỉnh thành có quỹ tạm gọi là có hoạt động.

Việc bảo lãnh tín dụng còn sinh ra rủi ro đạo đức, tâm lý ỷ lại: cứ vay, có gì Nhà nước cứu. Nhà nước bảo lãnh tín dụng là quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng phải có sự tham gia của tư nhân và hiệp hội, để đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro đạo đức...

(Theo Hồng Sương // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Bánh tiêu, bánh bò, cháo quẩy... đi Tây
  • Doanh nhân Việt Nam – Campuchia gặp nhau bàn cách gỡ khó
  • Xuất hiện sâu mới phát tán qua Yahoo! Messenger
  • Cách nào giảm thiểu tai nạn lao động?
  • Về Long Khánh hôm nay
  • Liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Khắc phục tình trạng nợ bảo hiểm xã hội
  • Xúc xích Đức Việt về miền núi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi