Kim Sun Jin, người Hàn Quốc, uống những loại chế phẩm trước mắt bạn và sẵn sàng uống tiếp nếu ai đó chưa tin trong sản phẩm ấy là những khoáng chất và vitamin.
![]() Ông Kim Sun Jin. Ảnh: H.T |
Mất 5 năm nghiên cứu thị trường Việt Nam, nơi có nhu cầu làm sạch môi trường khi nuôi thủy sản Jin giải thích trong chế phẩm Bio – Plus, Bio- Gold có vỏ quýt, tỏi và một số vị sẵn có ở Việt Nam. Tất cả là 25 loại thảo dược, nhiều loại chỉ Hàn Quốc mới có, đương nhiên có nhân sâm.
Đó là loại thuốc bổ cho tôm, cá và chế phẩm xử lý đáy ao. Một loại sản phẩm khi xử lý phải trộn mật đường có nghĩa là những vi sinh đang hoạt động, chúng cần thức ăn và khi thả vào môi trường là những vi sinh có ích. Tecapro là nhà phân phối được công ty Mega Trading của Kim Sun Jin chọn lựa. Cả hai đều cho rằng cái chính là làm sao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho tôm cá vì tại Việt Nam, ao nhỏ, nuôi dày đang tạo ra những bất cập.
Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất tại Cần Thơ nổi bật chuỗi giá trị và hệ thống dịch vụ hậu cần cho nghề nuôi thủy sản mà các festival khác khó có được.
Ông Paul Montero, giám đốc kinh doanh Preferred Freezer Services (PFS) Việt Nam nói rằng cách đây 1 tháng, nhà đầu tư kho lạnh cho thuê nổi tiếng của Mỹ này đã đưa một kho lạnh tiêu chuẩn quốc tế, có sức chứa 22.000 tấn tại Việt Nam vào hoạt động.
PFS muốn đưa công nghệ tốt nhất vào Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Viên, phó giám đốc bán hàng, cho biết thêm: "Việt Nam là nhà xuất khẩu thủy sản vào Mỹ, nếu bảo quản lạnh không đúng nhiệt độ hoặc "cánh vận tải" chỉ cần tắt máy lạnh khi vận chuyển từ kho ra cảng để tiết kiệm nhiên liệu cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phải làm cho sản phẩm bảo quản đúng như ở Mỹ”. Theo ông Viên, hệ thống kho này vận hành như một ngân hàng do hệ thống kết nối với hệ thống kho ở Mỹ nên hàng vào kho, chỉ cần thông báo cho khách hàng là việc thanh toán có thể thực hiện ngay. Nó cũng giống như một cái chợ hay một sàn giao dịch, cứ đổi chủ sở hữu là nhận được thanh toán.
![]() Ông Paul Montero (ngồi giữa). Ảnh: H.T |
Ông Paul Montero cho biết: “Hệ thống kho của chúng tôi tiếp nhận trên 75% hàng đông lạnh vào Mỹ. Ở nhiệt độ -20ºC, toàn bộ thiết bị được tự động hóa, chỉ có robot làm việc. Và điều này bảo mật thông tin hàng gởi”. Trong 36 tháng tới sẽ có 12 kho được PFS xây dựng ở châu Á, riêng tại Việt Nam, trong 5 năm nữa PFS sẽ xây dựng từ 3-5 kho nữa, mỗi kho trị giá 30 triệu USD. Tuy nhiên, cái lõi độc đáo của hệ thống kho này là công nghệ và cách vận hành.
Công ty TNHH Viet Bon là nhà phân phối cụm máy nén lạnh công suất lớn. Theo ông Nguyễn Văn Bon, giám đốc công ty Việt Bon, với giá 440 triệu đồng/cụm, cụm nén lạnh không chỉ phục bảo quản thủy sản mà còn có thể bảo quản rau quả.
Rất nhiều sản phẩm của nước ngoài đang yểm trợ cho quá trình hoàn thiện sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Chị Trịnh Thùy Lan, giám đốc công ty Hoàng Thịnh, cung cấp sản phẩm Solar Air (Mỹ) nói: "Thực sự cách xử lý và thả nuôi của bà con cần giải pháp tốt hơn, phải làm cho nước sạch hơn, tôm không bị đóng rong, bệnh đốm trắng, đen mang...".
Mối quan tâm của các doanh nghiệp tại Festival thủy sản đi theo chuỗi từ trang trại tới bàn ăn. So với Festival lúa gạo, trái cây thì Festival này có mấy ưu thế: hậu thuẫn của nhiều ngân hàng; nhiều nhà đầu tư nổi tiếng công nghệ cao “ngoại nhập" tham gia chuỗi giá trị và một hệ thống logistics hình thành khá đồng bộ.
Ông Thi Thanh Vinh, nhà nghiên cứu thuộc viện Nghiên cứu thủy sản II cho biết viện này học cách sản xuất tôm càng xanh cái giả (con đực mang trứng) theo kỹ thuật của Israel và bản thân viện đã sản xuất thương phẩm cá hô (sống trong thiên nhiên 9 năm, cá nặng khoảng 60 kg)... Nhưng vùng nguyên liệu, theo ông vẫn còn "xộc xệch", người nuôi vừa chạy vừa xếp hàng, còn một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản thì thích đi theo lối mòn!
(Theo Hoàng Tuyên // SGTT Online)
Sáng nay 25.4, trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam năm 2010 tại Cần Thơ, hội thảo quốc gia về thủy sản “Tiềm năng phát triển và hội nhập” đã thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia. Tại hội thảo, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn Lương Lê Phương nhấn mạnh: "Tình trạng được mùa mất giá vẫn thường xuyên diễn ra trong ngành thủy sản. Chúng ta phải biết điều tiết cung cầu và đi sâu vào thị trường thế giới. Đặc biệt là đối phó rào cản thương mại thế giới". Theo Thứ trưởng thì các nhà khoa học cần góp ý trong việc bảo vệ môi trường nước góp phần giảm dịch bệnh trong việc nuôi, trồng thủy sản. Theo một số chuyên gia ngành thủy sản dự báo nhu cầu thủy sản ở thị trường trong nước sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (2010 - 2020), đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Về nhập khẩu thủy sản cũng tăng lên do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, tỷ lệ thuận mức thu nhập của người dân. Thanh Phụng |
(Theo // SGTT Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com