Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết thủ tục hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo tối đa trong 50 ngày

Nếu thống nhất theo quy định này thì người dân sẽ không phải chờ đợi trong thời gian dài mới biết con mình liệu có được hỗ trợ học phí hay không. Thực tế, các quy định hiện nay về thủ tục hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học chưa nêu quy định cụ thể thời gian thực hiện.

Giải quyết nhanh các thủ tục hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học - Ảnh minh họa

Theo đề xuất của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ, trình tự thực hiện thủ tục này cũng được chia thành 5 bước rất cụ thể, để giúp các hộ gia đình nghèo thực hiện thủ tục xin học cho con em mình được rõ ràng, thuận tiện.

Bước 1: Gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo đang sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn ở xã khu vực II làm đơn nộp cho các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông trung học để đăng ký được hưởng chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo.

Bước 2: Các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông trung học lập danh sách học sinh con hộ nghèo học mẫu giáo, học sinh bán trú đang học tại trường, gửi UBND xã có học sinh theo học để đối chiếu, xác nhận đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách (Trường hợp xã không có trường mà chỉ có lớp mẫu giáo thì do UBND xã lập).

Bước 3: UBND huyện tổng hợp danh sách của các xã, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Bước 4: UBND tỉnh tổng hợp đối tượng thụ hưởng và mức kinh phí thực hiện vào trong dự toán chung của Chương trình 135; căn cứ khả năng ngân sách và điều kiện thực tế, UBND tỉnh quyết định kế hoạch thực hiện giao cho các huyện.

Bước 5: UBND huyện căn cứ trên kế hoạch được UBND tỉnh giao tiến hành giao kế hoạch thực hiện cho các xã để hỗ trợ con hộ nghèo đi học tại các lớp mẫu giáo. Riêng với với các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở, tiểu học là những đơn vị tài chính độc lập có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước huyện, UBND huyện giao thẳng cho từng trường để thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh.

Nên bỏ điều kiện hộ đồng bào phải có phương án sản xuất kinh doanh mới được vay vốn

Tương tự, với thủ tục cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đề nghị bãi bỏ điều kiện: "Hộ (hoặc nhóm hộ) phải có phương án sản xuất, kế hoạch kinh doanh (tự lập hoặc được chính quyền cùng các tổ chức chính trị-xã hội, cá nhân ở cơ sở thôn bản giúp lập), được UBND xã xác nhận".

Lý do cần đơn giản hóa thủ tục này là bởi điều kiện "hộ gia đình cần có phương hướng sản xuất, kế hoạch kinh doanh" là điều kiện cần có trong thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Xét về yêu cầu cho vay thì "phương án sản xuất kinh doanh" có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ cho vay của ngân hàng chính sách xã hội. Vậy để tránh trùng lặp, gây phiền hà cho người dân khi làm thủ tục vay vốn, đề nghị bỏ yêu cầu điều kiện "cần có phương án sản xuất kinh doanh" tại trình tự xét duyệt danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được vay vốn, chuyển sang phần thực hiện do ngân hàng chính sách xã hội quản lý.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Gần 1,9 triệu hồ sơ đăng ký thi đại học, cao đẳng 2010
  • Hổ hoang dã đang đối mặt với nguy cơ biến mất
  • Hạn chế khí phát thải gây biến đổi khí hậu
  • Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp hàng đầu
  • Mùa nóng, đắt hàng đồ chống nắng
  • Dòng nước chết người nơi bãi tắm
  • Xử nghiêm hành vi lạm dụng còi xe
  • Mở rộng thẩm quyền, tăng mức xử phạt về điện lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi