Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm giá 20-50% trong Tháng khuyến mại: Doanh nghiệp kêu khó

picture
Tháng khuyến mại Hà Nội 2009 đã rất "hút" khách.
Nhiều doanh nghiệp sợ lỗ khi giảm giá từ 20-50% trong “Ngày vàng” của Tháng khuyến mại Hà Nội.

Hoạt động này sẽ diễn ra từ ngày 1-30/11 với dự kiến sẽ có 350-500 doanh nghiệp tham gia tại 1.000 điểm khuyến mại trên toàn địa bàn thành phố, cung ứng hàng hóa dịch vụ trong các lĩnh vực: thực phẩm- đồ uống; thời trang- dệt may-giày dép; nội thất; nhà hàng- khách sạn; siêu thị- trung tâm thương mại…

Các doanh nghiệp tham gia Tháng khuyến mại theo hình thức giảm giá sẽ phải giảm giá từ 15% trở lên đối với ít nhất 30% các mặt hàng đang kinh doanh.

Đặc biệt trong hai “Ngày vàng”, diễn ra vào 13-14/11, tại 10-15 điểm Vàng trên địa bàn thành phố, ban tổ chức yêu cầu doanh nghiệp tham gia sẽ phải giảm giá từ 20-50%, với ít nhất 20% mặt hàng đang kinh doanh, có giá trị từ 200.000 đồng/sản phẩm trở lên.

Theo phản ánh của ông Trương Minh Thanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), tại buổi gặp gỡ với doanh nghiệp bàn về phương án tổ chức Tháng khuyến mãi do UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 22/7, doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp khó khi phải giảm giá từ 20-50% như yêu cầu.

Ông Thanh cho rằng, doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang có thể giảm tới 60% vẫn có thể có lãi, nhưng nhiều doanh nghiệp khác, mức lãi thấp nên không thể giảm giá sản phẩm tới 40-50%. Mức giảm này sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ.

Đại diện cho doanh nghiệp sản xuất, bà Dương Ngọc Tuyết, Phó tổng giám đốc Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội đồng tình với nhận định trên và còn cho biết thêm, chỉ cần giảm ở mức 15-20% doanh nghiệp đã có nguy cơ bị lỗ.

Ông Đào Hải Huyền, Giám đốc Công ty Bột giặt và Hóa chất Đức Giang thì cho rằng chỉ có nhưng doanh nghiệp “siêu lợi nhuận”, giá bán cao hơn nhiều so với giá thành mới có thể giảm sâu như yêu cầu của ban tổ chức để lấy tiếng.

Về vấn đề này, theo nhìn nhận của ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội: Giảm giá từ 10- 30% đã là khá lý tưởng đối với người tiêu dùng. Mức giảm 40-50% chỉ cần áp dụng đối với một số mặt hàng đặc biệt.

Ông Phú còn cho là thành công của Tháng khuyến mại chính là tạo được tâm lý hào hứng cho người tham gia (kể cả không mua được hàng) chứ không phải là mức giảm giá nhiều. Bên cạnh đó, khâu kiểm soát hàng hóa, giá bán, quà tặng kèm theo cũng cần phải được thực hiện nghiêm túc để tránh gây tâm lý không tin vào khuyến mại của người tiêu dùng.

(Theo Vneconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Radar thời tiết sẽ đưa ra những dự báo cực ngắn
  • Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống ma túy với các tổ chức quốc tế
  • Hàng nghìn người xem 'tượng phật' nổi lên từ đất
  • Chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới mới hình thành
  • Việt Nam nhận giải thưởng Năng lượng bền vững
  • Triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 1 hiệu quả
  • Tâm bão từ Hải Phòng đến Nghệ An
  • Cần thiết siết chặt quản lý game online
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi