Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần thiết siết chặt quản lý game online

Việc kiểm soát và hạn chế mặt tiêu cực của game phải được thực hiện chặt chẽ và cụ thể hơn nữa đồng thời không thể chỉ trông chờ vào những quy định chung của Nhà nước mà cần có sự phối hợp chung của toàn xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: việc kiểm soát và hạn chế mặt tiêu cực của game phải được thực hiện chặt chẽ và cụ thể hơn nữa. Ảnh: Chinhphu.vn

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý không đáp ứng

Theo kết quả khảo sát của Bộ GDĐT ở 5 TP lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, tỷ lệ học sinh chơi game trong ngày thường của học sinh tiểu học tại Hà Nội là 76%; TP. Hồ Chí Minh là 70%. Học sinh THPT tại Hà Nội là 76,6%, TP. Hồ Chí Minh là 88%.

Các nhà trường hầu như chỉ quan tâm đến công tác đào tạo mà chưa quan tâm đến công tác giáo dục thể chất và tinh thần. Đa số các em học sinh được hỏi đều cho biết, ngoài giờ lên lớp, các thầy cô không biết các em về nhà chơi gì, ở đâu. Các em cũng cho rằng bản thân mình chưa thể đủ sức chống lại sức cám dỗ của game online.

Theo một thống kê khác, tính đến ngày 31/5/2010, cả nước có 5 triệu người thường xuyên tham gia chơi game online; có 44 trò chơi được 14 doanh nghiệp phát hành, trong đó 77%  mang tính bạo lực (đâm, chém, bắn, giết), 9% mang tính cờ bạc, 14% là các thể loại khác liên quan đến thể thao. Ngoài ra còn có khoảng 35 trò chơi trực tuyến từ nước ngoài có thể chơi ở Việt Nam. Doanh số từ các trò chơi trực tuyến ở nước ta năm 2007 là 75 triệu USD; năm 2008 ước lên tới 150 triệu USD.

 Trong khi đó, hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý về trò chơi trực tuyến (game online) ở nước ta còn rất hạn chế (từ năm 2003 đến nay, chỉ có UBND TP Hồ Chí Minh ban hành 1 văn bản quản lý game online).

Cần thiết siết chặt quản lý, xử phạt nặng vi phạm

Sáng 14/7, chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan để nghe báo cáo về quản lý trò chơi điện tử, trò chơi trực tuyến, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc kiểm soát và hạn chế mặt tiêu cực của game phải được thực hiện chặt chẽ và cụ thể hơn nữa.

Theo đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá phân loại những trò chơi game hiện có ở Việt Nam ngay trong tháng 7/2010. Trong tháng 9/2010, Hội đồng phải công bố được danh mục những trò chơi trực tuyến được phép kinh doanh và chơi ở Việt Nam.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc quản lý giờ chơi của học sinh đồng thời nêu yêu cầu các cửa hàng kinh doanh trò chơi trực tuyến không được phép cho học sinh mặc đồng phục vào chơi. Phó Thủ tướng đề nghị cần tăng chế tài xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh internet vi phạm.

 Phó Thủ tướng giao Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC) sớm xây dựng những bộ phim tài liệu, phim điều tra về vấn đề này. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát hành tờ rơi nêu rõ về những hậu quả nặng nề do nghiện game gây ra với các gia đình.

Trong 3 tháng (9, 10, 11/2010) các Bộ, ngành liên quan tổ chức 3 đợt tổng kiểm tra các nhà cung cấp dịch vụ game online, các cửa hàng kinh doanh trò chơi trực tuyến và kinh doanh băng đĩa loại này trên toàn quốc để có cơ sở thực tế cho việc báo cáo với Quốc hội.

Cùng với việc quản lý từ trung ương, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc trong quản lý trò chơi trực tuyến.

Game ( mang tính bạo lực, cờ bạc) ảnh hưởng tiêu cực với sự phát triển tâm sinh lý và hình thành nhân cách của học sinh. Ảnh minh họa một địa điểm chơi game 

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, ngành đều thống nhất cho rằng, tác hại rõ rệt của game là chiếm quá nhiều thời gian của người chơi (tối thiểu 2h/ngày, tối đa là 3 ngày liên tục). Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh thường chơi game chủ yếu là trung bình và kém vì trốn học để chơi game; ảnh hưởng tiêu cực với quá trình phát triển tâm sinh lý và hình thành nhân cách của học sinh, sinh viên. Game có nội dung không lành mạnh chính là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các trạng thái tâm sinh lý bất ổn có thể dẫn đến bạo lực hoặc những hành vi không phù hợp với lứa tuổi và thuần phong mỹ tục khác.

Bày tỏ quan điểm của Bộ GDĐT về game online, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh vì tương lai của đất nước, Chính phủ cần có biện pháp mạnh để quản lý như không cho cung cấp tràn lan các dịch vụ này, đặc biệt là nên cấm tuyệt đối việc cung cấp dịch vụ này từ 23h-6h hàng ngày.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Thu thuế Bảo vệ môi trường: Thận trọng với biến động giá cả
  • Lựa chọn đột phá điểm
  • Tìm cơ hội đầu tư vào hạ tầng
  • Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc được đặt tên là đại lộ Thăng Long
  • Các hồ thủy điện miền Nam, miền Trung " khát" nước
  • Bão CONSON gây gió giật cấp 14 trên Biển Đông
  • Bệnh viện điện mặt trời đầu tiên
  • Mặt bằng lương tại Việt Nam tăng cao trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi