Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giúp người nghèo tự vươn lên bằng chính sức mình

Để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, trước hết phải chú trọng đến giáo dục đào tạo, giúp người nghèo tự vươn lên bằng chính sức của mình.

Chiều 27/4,  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình giảm nghèo quốc gia.

Ưu tiên chính sách giảm nghèo tại những địa bàn khó khăn nhất.

Trong thời gian qua, các Chương trình giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả.Định hướng giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã xây dựng đề cương chi tiết khung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 cũng như dự kiến kế hoạch tiến độ xây dựng Chương trình. Khi thiết kế Chương trình, Bộ đã đưa ra hai phương án lựa chọn.

Phương án 1 là xây dựng một Chương trình giảm nghèo chung, bao gồm các chính sách giảm nghèo chung, các chính sách giảm nghèo đặc thù và một số chương trình, dự án giảm nghèo cụ thể.

Phương án 2 là các chính sách, chương trình giảm nghèo hiện hành sẽ được thực hiện riêng, không thiết kế vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, như chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo trong giáo dục – đào tạo; Chương trình 135 giai đoạn tiếp theo; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo…

Bộ LĐTBXH và đại điện các Bộ, ngành cho rằng việc thiết kế chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 nên theo phương án 1, vì Chương trình giảm nghèo sẽ được thiết kế một cách tổng thể bao gồm cả chính sách chung, chính sách đặc thù và các dự án tập trung vào vùng khó khăn; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện sẽ mang tính tổng thể, toàn diện và tập trung; tránh được tình trạng ban hành chính sách chồng chéo, trùng lắp và hiện tượng “lạm phát chính sách”.

Trong giai đoạn (2006 – 2010):

- Khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6 – 7 triệu đồng/lượt/hộ.

- 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn.

- 100.000 lao động nghèo được dạy nghề miễn phí, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm...

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh,để thực hiện các mục tiêu nhằm giảm nghèo bền vững trước hết phải chú trọng đến giáo dục đào tạo, làm sao để cho người nghèo có kiến thức, tự vươn lên bằng chính sức của mình.

Đồng thời, gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các chương trình an sinh xã hội. Ưu tiên chính sách giảm nghèo đối với những địa bàn khó khăn nhất.

Hệ thống chính sách phải bao quát từ chính sách để tăng gia sản xuất (như rừng, đất, nhà, …); chính sách đầu tư hạ tầng (kinh tế - xã hội); chính sách về an sinh xã hội; chính sách về giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, văn hóa… đến những chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc, du canh du cư, dành cho dân vạn đò, cho người nghèo khuyết tật, người nghèo già, cô đơn…

Về nguồn lực thực hiện, Phó Thủ tướng nêu rõ, trước hết người dân phải tự nỗ lực vươn lên bên cạnh sự hỗ trợ từ cộng đồng, làng họ, thôn bản, doanh nghiệp. Ngân sách Trung ương và địa phương tập trung hỗ trợ các địa bàn đặc biệt khó khăn.

Phó Thủ tướng chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn  Chương trình giảm nghèo bền vững cho thời kỳ 2011 – 2020, do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH làm Trưởng Ban, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Phó Ban.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nắng nóng, hàng ngàn hécta mía khô héo
  • TANDTC khai trương cổng thông tin
  • Sự kiện giao lưu văn hóa Việt – Mỹ lớn nhất trong lịch sử
  • Đại hội toàn quốc Hội LHTN lần thứ VI: Hội LHTN phải định hướng cho thanh niên
  • Thăm nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc
  • 33% doanh thu của doanh nghiệp đặt hàng qua Internet
  • Tránh hiểm nguy từ rò rỉ điện
  • Ra mắt Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi