Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng bình ổn được bán theo đúng cam kết

Các mặt hàng trong diện bình ổn giá đã góp phần ổn định giá cả thị trường trên địa bàn TP HCM.

Chiều 23/6, Sở Công thương TP HCM sơ kết 2 tháng triển khai chương trình bình ổn giá 4 nhóm mặt hàng thiết yếu, gồm: lương thực - thực phẩm, hàng phục vụ mùa khai giảng, sữa bột, thuốc tân dược với các sở ngành và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sau 2 tháng triển khai, TP HCM thực hiện chương trình bình ổn giá đối với 4 nhóm mặt hàng thiết yếu là lương thực - thực phẩm, hàng phục vụ mùa khai giảng, sữa bột, thuốc tân dược, đã góp phần ổn định giá cả thị trường trên địa bàn thành phố. Điều này được thể hiện rõ qua việc chỉ số tiêu dùng CPI trong tháng 6 của thành phố giảm xuống chỉ còn 0,69%. Đây cũng là tháng mà chỉ số giá tiêu dùng của TP HCM thấp nhất từ đầu năm đến nay. Đáng chú ý là trong thời gian qua, trước tình hình giá cả một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu có nhiều biến động nhưng hàng bình ổn vẫn giữ được giá bán theo đúng cam kết, góp phần ổn định giá cả trên thị trường, đảm bảo cung cầu hàng hóa của thành phố.

Tại buổi họp, liên quan đến giá một số mặt hàng trong chương trình bình ổn lương thực, thực phẩm đang có xu hướng tăng cao, đại diện Sở Tài chính TP HCM cho biết: Sẽ sớm họp bàn với doanh nghiệp để có điều chỉnh giá phù hợp.

Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh cũng như việc tăng giá mạnh đối với mặt hàng gia súc và gia cầm, Sở Công thương TP HCM đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt sát diễn biến của thị trường để tạo nguồn hàng bình ổn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đồng thời, chú trọng phát triển các điểm bán hàng bình ổn, tích cực đưa hàng phục vụ người dân vùng ven ngoại thành, vùng xa của thành phố.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM lưu ý các doanh nghiệp phải đầu tư chiến lược chăn nuôi, sản xuất để chủ động nguồn hàng cung ứng cho thị trường. “Phát triển điểm bán để đưa hàng đến với người tiêu dùng, củng cố nâng cao chất lượng và đảm bảo nguồn cung của điểm bán” – bà Lê Ngọc Đào nói./.

(VOVNews)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hai sản phẩm trở thành nhãn hiệu bảo hộ tập thể
  • Phát động thi tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà c
  • Mỗi ngày hơn 100 người Việt Nam chết vì thuốc lá
  • Air Mekong mở đường bay TP.HCM - Quy Nhơn
  • 30% ôtô lưu hành không đạt tiêu chuẩn khí thải
  • Sắp thu phí tự động tại sân bay Tân Sơn Nhất
  • Siêu thị ngày càng đông
  • Giá vé tàu máy lạnh tăng thêm 7%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi