Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng lạ: Lo gì không đủ bán

Dù kim ngạch xuất khẩu bảy tháng đầu năm tiếp tục giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều sản phẩm xuất khẩu vẫn không đủ bán. Đó là nhờ lạ, nhờ bí kíp, nhờ những đặc trưng riêng… hợp thành giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nếu nền xuất khẩu Việt Nam được phát triển theo hướng đó, mối lo khủng hoảng sẽ giảm nhẹ rất nhiều

Tháng 8.2009, tám container dầu biodiesel (BO) chế biến từ mỡ cá tra của công ty Minh Tú (Green Biofuels Co., Ltd) sẽ đến cảng Singapore trong khuôn khổ chương trình cung cấp dài hạn 200.000 lít/tháng. So với công suất chế biến 50 tấn mỡ cá tra/ngày, đây là cơ hội tốt của công ty.

Theo trào lưu, chuẩn thế giới

Khi đối tác muốn nâng số lượng lên 20 triệu lít/năm thì… công ty Minh Tú chưa dám ký. Đối tác Nhật Bản cũng đàm phán hai lần, đồng ý với mẫu kiểm tra BO, vấn đề còn lại là thời điểm xuất. Sản phẩm có nguồn gốc sinh học, sạch, an toàn đang là một yêu cầu chung mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải hướng đến. Nếu không, sản phẩm dù có ngon “độc nhất vô nhị” cũng sẽ không có thị trường. Ngày càng nhiều thị trường mới dựng hàng rào kỹ thuật như Trung Quốc, Đài Loan, chứ không chỉ các nước phương Tây hay Nhật Bản. Sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường thì luôn không đủ bán, như trường hợp sản phẩm tôm sinh thái ở Cà Mau, văn phòng phẩm thân thiện môi trường mà chúng tôi từng đề cập.

Thế mạnh của thủ công

Sản phẩm thủ công của các làng nghề, nếu biết tôn tạo và phát triển, luôn có thế mạnh riêng, mà đôi khi ngay cả quy trình công nghiệp hiện đại cũng không thay thế được.

Trong lúc sản phẩm cá tra phi lê đang èo uột thì con khô cá tra phồng, đặc sản nổi tiếng ở Châu Đốc (An Giang), lại có một thị trường xuất khẩu ổn định, thậm chí hàng làm ra không đủ bán.

Xưởng chế biến khô cá tra phồng của ông Trương Hải (công ty TNHH Trương Hải) nằm trên đường Lê Lợi, phường Châu Phú B, nhộn nhịp công nhân xẻ thịt cá tra, chế biến và chuyển xuống sàn phơi trên sông Hậu. Khô cá tra phồng là một trong ba loại đặc sản nổi tiếng xưa nay của Châu Đốc (đó là mắm, khô cá tra phồng, đường thốt nốt). Điều quan trọng là không phải ai cũng làm được món đặc sản này, phải có bí quyết riêng: phải xẻ cá tươi làm khô, cá ươn khô bị bủng, không đạt chất lượng; muối ít, phơi không đủ ba nắng khô sẽ bị thối…

Ông Trương Hải đã đưa được con khô cá tra phồng đặc sản Châu Đốc vượt ra khỏi biên giới nước Việt. Từ các đầu mối ở TP.HCM, con khô cá tra phồng Trương Hải thâm nhập được các thị trường Mỹ, Pháp, nơi có rất đông người Việt, người Hoa sinh sống. Riêng công ty TNHH Trương Hải vẫn duy trì đều đặn hợp đồng xuất khẩu mỗi tháng một container 20 tấn sang thị trường Trung Quốc.

Điều đáng nói là đầu năm 2006, ông Trương Hải lập dự án xây dựng nhà máy chế biến khô cá tra phồng theo quy trình công nghiệp, trị giá 20 tỉ đồng. Dự án đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt, chuẩn bị triển khai thì ông Hải phát hiện một điều hệ trọng: con cá tra phồng sản xuất bằng lò sấy công nghiệp bị khô quắt, cứng như miếng khô bò, chiên lên không phồng và không có được màu vàng tươi hấp dẫn như con khô phơi đúng ba nắng ngoài trời. Dự án “công nghiệp hoá khô cá tra phồng” dừng lại, ông Trương Hải vẫn tiếp tục sản xuất khô cá tra phồng bằng phương pháp thủ công với năng suất, sản lượng thấp. “Nhưng biết đâu vậy mà hay, do sản phẩm làm không đủ bán…”, ông Hải cười hóm hỉnh.

Tìm giá trị gia tăng: không đơn giản

Thật bất ngờ, với chất liệu là ximăng, cát, đá… nặng trịch mà những cái chậu dùng để trồng cây kiểng có xuất xứ từ Vĩnh Long cũng tìm thấy cơ hội bước ra với hải ngoại. Cơ sở sản xuất chậu kiểng Thành Hiệp ở xã Thuận An (huyện Bình Minh) đã làm cái chuyện khó tin đó. Sản phẩm đã được xuất sang Mỹ.

Bà Hồ Thị Hiệp (vợ ông Nguyễn Thành Hiệp chủ cơ sở) cho biết, với 50 thợ lành nghề đang làm việc tại cơ sở, năng lực sản xuất khoảng vài ngàn cái chậu mỗi tháng, 40% trong số này được giao cho các hợp đồng xuất khẩu. Chậu kiểng ximăng không bắt mắt bằng những hoạ tiết cầu kỳ hay nhiều hoa văn màu sắc… nhưng nó lại “ăn tiền” ở chỗ làm thay đổi hẳn giá trị cây kiểng bonsai khi nghệ nhân Nguyễn Thành Hiệp chọn đúng mẫu chậu cho từng thế cây, vị trí trưng bày…

Khác với nhiều nhà sản xuất gốm sứ nổi tiếng trên thế giới thường chỉ vẽ màu ở nhiệt độ 8500C, công ty Minh Long 1 ứng dụng thành công công nghệ vẽ màu trên nhiệt độ cao, lên đến 1.2500C. Minh Long là công ty đầu tiên trên thế giới hiện nay làm được các tác phẩm gốm sứ vẽ tay ở nhiệt độ cao như vậy. Nhờ công nghệ riêng khiến những đường nét vẽ tay trên tác phẩm còn nguyên vẹn, những hình ảnh chìm trong lớp men giúp sản phẩm có chiều sâu của không gian ba chiều trông rất sống động và bắt mắt.

Ông Lý Ngọc Minh, tổng giám đốc Minh Long 1 cho biết: “Để tạo cho sản phẩm có nét khác biệt, ông đã đi khắp các vùng gốm sứ nổi tiếng thế giới từ châu Ậu đến làng nghề nổi tiếng ở Trung Quốc, học hỏi kỹ thuật, thậm chí thuê cả các nghệ nhân của họ sang dạy nghề. Học từ nước ngoài, chắt lọc kinh nghiệm của nghề gốm sứ Việt Nam, dày công nghiên cứu các vùng nguyên liệu, các kỹ thuật nung từ lò đốt cho đến lò gas… mất hàng chục năm trời qua quá trình cải tiến không ngừng mới đạt đến đỉnh này...”.

( Theo Nhóm PV // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Con đường bún mắm
  • Thịt bẩn hay kinh doanh bẩn?
  • Để lương hưu đủ sống
  • Vì sao sợ về hưu?
  • Tổng cục môi trường yêu cầu khắc phục ô nhiễm
  • Trường chứ không phải chợ
  • Quảng Nam: Lại xuất hiện dịch heo tai xanh
  • Thêm một kỷ niệm điện ảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi